Cà cuống là loài côn trùng có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người và mang lại giá trị kinh tế cao. Vậy con cà cuống có tác dụng gì? Hãy tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu đặc điểm của con cà cuống
Cà cuống còn có tên gọi khác là đà cuống, sâu quế và có tên khoa học là belostoma indica vitalis thuộc họ côn trùng, chân bơi. Đây là một loài con côn trùng có chân bơi và có thể sống dưới nước. Chúng thường xuất hiện ở ao hồ, sông suối, đầm lầy, ruộng lúa hoặc các khu vực đất cát xung quanh đó.
Cà cuống ở dưới nước vào ban ngày và sẽ bay lên khỏi mặt đất để kiếm ăn vào ban đêm. Chúng rất ưa ánh sáng, vì vậy ban đêm chúng thường hay di chuyển đến những nơi có ánh sáng đèn điện.
Cà cuống có đầu nhỏ và 2 mắt to tròn, khi chưa trưởng thành nhìn bề ngoài cà cuống giống con gián. Thân có màu vàng xỉn hoặc nâu xám, hình lá, dẹt với chiều dài trung bình khoảng từ 7 – 8cm, rộng khoảng 3cm, trên thân có nhiều vạch màu đen bóng. Về bộ phận ngực của cà cuống dài khoảng 1/3 thân và có 6 chân dài. Bụng có màu vàng nhạt được bao bọc bởi một lớp lông mịn và có đôi cánh mỏng trông khá cứng cáp.
Đối với con cà cuống đực, trên cơ thể của chúng có thêm 2 túi nhỏ gọi là bọng chứa chất lỏng có mùi thơm, thường được sử dụng làm vũ khí khi kẻ địch tấn công hoặc dụ con cái giao phối. Người ta thường lấy chất dịch lỏng này để sản xuất tinh dầu cà cuống, có hương thơm như hương quế. Cùng với tinh dầu cà cuống thì thịt và trứng của chúng có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.
Mùa sinh sản của cà cuống thường rơi vào khoảng tháng 5 – 8 dương lịch. Con cà cuống đẻ trứng gần giống với ốc sên, đó là đẻ thành túi bao quanh thân lúa hoặc cỏ nằm sát trên mặt nước. Cà cuống xuất hiện ở nhiều quốc gia như: Nga, Ấn Độ, Australia, Việt Nam… Ở nước ta, chúng sinh sống nhiều ở những khu vực có nhiều sông ngòi trên khắp cả nước, nhất là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Xem thêm: Hướng dẫn cách nuôi cà cuống mang lại hiệu quả cao
Con cà cuống có tác dụng gì?
Con cà cuống có tác dụng gì? Theo Đông y, cà cuống có nhiều tác dụng đối với cơ thể, có vị ngọt, tính bình, không độc nên thường được dùng để điều chế các bài thuốc tráng dương, bổ thận và điều trị một số bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá.
Bên cạnh đó, trong thịt và trứng của cà cuống còn chứa hàm lượng lipid, protein, cùng rất nhiều các loại vitamin. Đây là những dưỡng chất cần thiết, giúp bồi bổ và hồi phục sức khỏe.
Theo một số nghiên cứu khoa học, tinh dầu của cà cuống chứa hợp chất hexanol acetate có khả năng kích thích thần kinh, làm hưng phấn và tăng cường khả năng quan hệ khi dùng với liều lượng thích hợp.
Con cà cuống có ăn được không?
Không chỉ là một loại thuốc trong Đông y, cà cuống từ lâu đã trở thành đặc sản hiếm có khó tìm. Cách món ăn chế biến từ cà cuống được nhiều người yêu thích bởi hương vị độc đáo, lạ miệng.
Cà cuống chiên giòn
Cà cuống chiên giòn là một món ăn ấn tượng với nhiều người bởi hương vị thơm ngon, giòn rụm, ăn vị béo ngậy cùng với nước chấm đậm đà. Món ăn này không những ăn ngon miệng mà còn bồi bổ cho sức khỏe.
Bún thang cà cuống
Đây được xem là món ăn đặc sản của chốn Hà Thành, với những sợi bún mềm cùng thịt gà xé nhỏ, trứng, giò thái chỉ… Khi ăn cùng với nước mắm pha một chút tinh dầu cà cuống tạo nên hương vị đặc trưng của món này. Ăn bún thang cà cuống mang lại những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Bánh cuốn nước mắm cà cuống
Đây là một món ăn lâu đời và trở thành đặc sản được nhiều người yêu thích bởi sự thơm ngon kết hợp cùng bánh cuốn bùi bùi và một ít hành khô ăn kèm nước mắm tạo một sự hòa quyện khiến cho thực khách khoa có thể cưỡng lại được.
Nước mắm cà cuống
Nước mắm cà cuống là một món ăn rất đặc trưng nhờ sự khác lạ và độc đáo, khi kết hợp cùng với nước mắm thơm ngon. Điểm nổi bật của món nước mắm này là sự dung hòa giữa nước mắm và mùi quế của con cà cuống vô cùng hấp dẫn.
Cà cuống ngâm rượu
Cà cuống ngâm rượu rất thích hợp với cánh mày râu với hương thơm của hương quế và đây cũng là một bài thuốc Đông y trong việc điều trị bệnh và có khả năng tăng cường sinh lực cho phái nam.
Xem thêm: Con xén tóc ăn gì? Tìm hiểu đặc điểm của xén tóc
Tìm hiểu kỹ thuật nuôi cà cuống tại nhà
Cà cuống trong tự nhiên xuất hiện ngày càng ít, trong khi chúng mang lại nhiều giá trị hữu ích cho con người. Bởi vậy, hiện nay mô hình nuôi cà cuống sinh sản được nhiều người dân thực hiện.
Cách chọn giống
Khi chọn cà cuống, bạn nên chọn những con có 6 chân dài và khỏe. Phần bụng có lông mịn màu vàng nhạt, ở phía trên có một bộ cánh mỏng, nửa cứng nửa mềm.
Ngoài ra, bạn cần biết cách phân biệt cà cuống đực và cà cuống cái để cân bằng số lượng giống. Đối với con cà cuống đực thì ở dưới ngực, ngay gần phía lưng sẽ có hai ống nhỏ gọi là bọng cà cuống. Mỗi bọng dài khoảng 2 – 3cm, rộng 2 – 3cm và có màu trắng, trong đó chứa một chất thơm gọi là tinh dầu cà cuống. Con cà cuống cái không có hai ống tinh dầu này.
Thức ăn của cà cuống
Cà cuống là loài ăn thịt và rất háu ăn. Thức ăn của chúng thường là côn trùng và động vật gồm cá nhỏ, tôm tép, nòng nọc, nhái, dế, nòng nòng, châu chấu, cào cào và các loại côn trùng khác.
Khi cho cà cuống ăn, bạn cần phải chú ý kích thước thức ăn phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cà cuống. Bạn nên chọn thức ăn có kích thước bằng một nửa đến bằng kích thước cà cuống, không nên để chúng ăn thức ăn quá nhỏ hoặc quá lớn. Đặc biệt, thức ăn cho chúng phải tươi sống và không được cho chúng ăn đồ ươn hay chết.
Cách làm bể nuôi
Cà cuống sẽ khỏe mạnh và cho năng suất cao hay không phụ thuộc phần lớn vào môi trường bể nuôi. Bạn nên xây một bể thủy sinh có kích thước khoảng 0,8 x 0,4 x 0,4m với mật độ nuôi khoảng 50 con cà cuống/ bể.
Trong bể cần trồng các cây thủy sinh như bèo, rau dừa, rau cần trôi, rong mái chèo… Bên cạnh đó, bạn hãy rải một lớp đất nền gồm cát, sỏi và phân bón để giúp cây bén rễ và phát triển, tạo môi trường thuận lợi cho cà cuống.
Ngoài ra, bạn nên để nước trong bể tuần hoàn nhẹ nhàng và tránh tác động mạnh của dòng chảy khiến phần đất nền bị xới tung gây đục nước. Tốt nhất bạn hãy thiết kế bộ phận lọc nước để đảm bảo nước trong bể luôn trong sạch và cung cấp đủ oxy cho cà cuống, trên bề mặt bể phải có nắp đậy bằng lưới lỗ nhỏ để tránh việc chúng bay ra ngoài.
Kỹ thuật nuôi cà cuống sinh sản
Thời gian sinh sản của cà cuống là từ tháng 5 – 8 dương lịch. Chúng đẻ trứng thành ổ bao quanh cây thủy sinh, mỗi ổ chứa từ 70 – 150 trứng và có kích thước khoảng 2,5 – 0,8cm. Trứng của chúng có hình bầu dục cỡ 3,5mm, màu vàng trắng mờ và có kích cỡ khoảng 0,35mm.
Trứng cà cuống phát triển trứng khoảng 10 ngày. Thời gian từ khi nở cho đến khi trưởng thành hoàn toàn là 40 ngày. Trứng sẽ nở thành ấu trùng, trải qua 5 lần lột xác để phát triển thành một con cà cuống trưởng thành.
Cà cuống cái sau khi đẻ xong sẽ bay tà tà trên mặt nước hoặc bám vào cây thủy sinh và con đực sẽ đến quạt khí cho trứng nở. Vào thời gian này, những con cái khác sẽ tìm đến ghép đôi cùng con đực và tìm cách phá hủy trứng của con khác để thay thế bằng trứng của mình. Vì vậy, bạn cần tách những con cà cuống cái sang một bể khác.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc nắm được con cà cuống có tác dụng gì và kỹ thuật nuôi cà cuống hiệu quả.