X
    Categories: Tin tức

Kỹ thuật nuôi con kỳ tôm sinh trưởng tốt

Con kỳ tôm là gì? Hãy tìm hiểu về đặc điểm và kỹ thuật nuôi con kỳ tôm trong bài viết dưới đây nhé.

1. Kỳ tôm là con gì?

Con kỳ tôm hay còn được gọi là rồng đất, có danh pháp khoa học Physignathus cocincinus,  loài duy nhất thuộc chi Physignathus, họ Agamidae. Đây là một loài nhông tập trung nhiều tại vùng Nam Trung Quốc và Đông Nam Á.

Khi trưởng thành, con kỳ tôm có chiều dài cơ thể có thể tới 90cm với con đực và 60cm với con cái. Con đực có đầu lớn hơn, hình tam giác góc cạnh hơn con cái. Loài vật này có màu da từ xanh lá cây tới xanh sẫm gần như đen. 

Kỳ tôm thường ở trong hang hốc và các bụi cây ven bờ suối hoặc bên các vực nước trong rừng. Chúng di chuyển nhanh nhẹn trên mặt đất hoặc khi leo trên cây. Trong mùa lạnh, chúng di chuyển lên trú trong các bọng cây. Đặc tính của chúng là cứ vào buổi chiều, khi mặt trời lặn là leo lên đậu ở các cành cây gần mặt nước, sáng xuống nước tắm rồi lên phơi nắng.

Kỹ thuật nuôi con kỳ tôm sinh trưởng tốt

Xem thêm: Giải đáp thắc mắc con xén tóc ăn gì?

2. Con kỳ tôm ăn gì?

Thức ăn chính của con kỳ tôm ăn các loài sâu bọ nhiều chân và giun đất. Trong điều kiện nuôi, chúng có thể ăn thịt động vật như chim hay các loại thú. Thời gian đẻ trứng của kỳ tôm thường kéo dài từ tháng 5 – 8 hàng năm và mỗi lần đẻ khoảng 8 – 10 trứng trong hố đất. 

Ngoài ra, chúng ăn cũng có thể ăn các loại rau, chuối chín, bí thay cho thức ăn côn trùng. Nhưng để kỳ tôm ăn được rau, củ, quả thì cần phải luyện chúng từ nhỏ. Cụ thể, khi kỳ tôm mới nở, hãy cho chúng ăn các loại sâu bọ cánh cứng, ruồi lính đen… Sau đó vài ngày cho chúng ăn côn trùng kèm chuối chín cắt lát nhỏ hoặc trái bầu băm nhuyễn. Khoảng 1 tuần, kỳ tôm sẽ ăn được thức ăn rau, củ quả và tiếp đó sẽ cắt dần thức ăn côn trùng.

3. Tìm hiểu kỹ thuật nuôi kỳ tôm

Cách chọn giống

Muốn nuôi kỳ tôm sinh sản được giống, trước hết phải biết cách phân biệt con đực con cái. Con kỳ tôm cái có phần đầu thon hơn, bụng to và đuôi dài. Còn kỳ tôm đực có màu sắc sặc sỡ hơn, với phần đầu to hơn và có 2 mang xòe ra, dọc trên đầu xuống sống lưng có vây, khi kiểm tra bộ phận sinh dục, ấn nhẹ gai giao cấu lồi ra.

Khi chọn giống bố mẹ, bạn nên chọn những con kỳ tôm nuôi được 1 năm và chọn những con bố mẹ to khỏe, không bị dị tật, không bị bệnh, nhốt chung chuồng bình thường, tỷ lệ 1 đực 2 cái. 

Cách làm chuồng nuôi 

Chuồng nuôi kỳ tôm cần được xây tường kín đáo xung quanh, cao tầm 2m và có một cửa ra vào. Bên trên lợp mái tôn một phần và phần còn lại để ánh sáng chiếu vào cho kỳ tôm phơi nắng. Ngoài ra, để tránh kỳ tôm bò ra ngoài, nơi tiếp giáp mái cần được ốp gạch men xung quanh tường. Còn phía dưới chuồng để nền đất, cát và dựng nhiều cây chà để kỳ tôm trú ngụ.

Chuồng nuôi kỳ tôm cần được chia ra 2 khu. Trong đó, khu nuôi bố mẹ có diện tích 300m2 và 6 chuồng nhỏ có diện tích gần 20m2/chuồng để nuôi con giống và nuôi thương phẩm. Trong mỗi chuồng nuôi kỳ tôm đều bỏ máng nước nhỏ và cần được thay thường xuyên để kỳ tôm uống.

Kỹ thuật nuôi con kỳ tôm sinh trưởng tốt

Cách chăm sóc kỳ tôm sinh sản

Kiểm tra con cái bằng cách sờ vào bụng, nếu thấy trứng to bằng đầu ngón tay út thì bạn hãy bắt con cái đó sang chuồng đẻ. Sau 15 ngày, con kỳ tôm cái sẽ bắt đầu đẻ, mỗi con đẻ từ 8 – 12 trứng/lứa và một năm đẻ 2 lứa. 

Tuy nhiên, do đặc tính khi kỳ tôm đẻ trứng, chúng thường ăn trứng nên khiến tỷ lệ trứng bị hao hụt rất nhiều, thậm chí chúng ăn hết luôn. Vì vậy, khi kỳ tôm đẻ xong bạn cần phải thu trứng ngay.

Cách chăm sóc trứng kỳ tôm

Khi kỳ tôm cái đẻ xong, sau 2 giờ bạn mới mang vào phòng ấp. Trước khi thu trứng, bạn nên đánh dấu đầu trên của trứng, khi xếp trứng đầu trên phải quay lên trên.

Trong phòng ấp, bạn hãy đổ cát dày 30cm, dùng hũ đất nung cao 30cm, đường kính miệng hũ khoảng 22 cm. Xung quanh thành hũ khoan nhiều lỗ nhỏ để thông hơi và khoảng 1 ly để cát khỏi lọt vào. Dưới đáy hũ đổ cát 10cm, sau đó xếp trứng kỳ tôm vào rồi phủ cát kín và không xếp trứng sát thành quá. Trên miệng hũ dùng nắp hũ đậy ngược lại, chôn cả hũ xuống nền cát, sau đó tưới nước xung quanh hũ để giữ độ ẩm.

Ở trong miệng hũ cần treo đồng hồ nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ. Nhiệt độ thích hợp cho trứng nở là 2 8 – 30 độ C, độ ẩm từ 80 –  90%. Thời gian để ấp trứng nở là 65 ngày, trong thời gian này, bạn cần kiểm tra thường xuyên nhiệt độ trong hũ, để tưới nước hoặc quạt gió để duy trì đúng nhiệt độ nở. 

Lưu ý: Nếu các hộ nuôi ở miền Bắc, về mùa đông cần thắp đèn điện để tăng nhiệt độ. Sau khi kỳ tôm nở được 2 ngày, bạn cần tách nuôi chuồng riêng và bắt đầu cho ăn. Kỳ tôm mới nở cho ăn sâu gạo, sau 1 tháng tập cho ăn cá biển, lươn, ếch, nhái băm nhỏ. 

4. Con kỳ tôm giá bao nhiêu?

Thời gian nuôi kỳ tôm từ khi nở đến khi xuất bán phải mất từ 20 – 24 tháng. Thịt kỳ tôm ăn ngọt, dai, thơm nên được thị trường ưa chuộng. Kỳ tôm giống loại 1kg đạt (16 – 17 con) giá bán 480.000 đồng, kỳ tôm thương phẩm (kỳ tôm trưởng thành) đạt 1,3- 1,4 kg bán 420.000 đồng.

Tổng hợp

5/5 - (4 bình chọn)
Hữu Trí:
Related Post