X
    Categories: Tin tức

Côn trùng bay vào tai có nguy hiểm không? Cách sử lý đơn giản nhất

Côn trùng bay vào tai là điều mà ai cũng dễ gặp phải, đặc biệt, ở các vùng quê hay các nơi có nhiều côn trùng như: Vườn ruộng, nơi vệ sinh kém, nhiều đồ đạc,… thì nguy cơ bị lại càng cao hơn. Vậy côn trùng bay vào tai có nguy hiểm không? Và cần phải làm gì khi bị như thế?

Bị côn trùng bay vào tai có nguy hiểm không?

Bị côn trùng bay vào tai bạn sẽ cảm thấy ngứa ngáy, nhột và khó chịu. Song, nếu tình trạng nặng hơn như sang chấn ống tai, màng nhĩ thì sẽ cực kỳ đau, thậm chí muốn ngất đi.

Ngoài ra, khi không được xử lý kịp thời, đúng cách, tai bạn còn có thể bị trầy xước, chảy nước, chảy máu, viêm tai, thậm chí là rách màng nhĩ, mất thính lực.

Côn trùng bay vào tai có nguy hiểm không?

Tìm hiểu thêm: Ve sầu sống được bao lâu?

Cần làm gì khi bị côn trùng bay vào tai

– Khi phát hiện côn trùng trong tai, việc đầu tiên là nghiêng tai để nó bay ra. Cách này thường có hiệu quả rất thấp.

– Bạn cần tìm ngay một lọ dầu gió, dầu em bé hoặc dầu ô liu, nhỏ vào tai thật nhẹ nhàng. Tiếp đó kéo tai ra theo đường thẳng. Côn trùng có thể sẽ bay ra hoặc sau 15 – 30′ sẽ chết và lòi ra ngoài.

– Nhưng nếu côn trùng bay vào sâu,làm đau tai, đừng nhỏ dầu vào vì nó có thể làm vấn đề trầm trọng hơn. Bạn cũng đừng sử dụng ngón tay hay vật nhọn cho vào tai vì có thể khiến côn trùng vào sâu hơn và hỏng màng nhĩ.

– Nếu côn trùng là sâu bướm, ruồi giấm hoặc muỗi, nếu chúng không chế thì bạn có thể đuổi chúng đi bằng cách chiếu đèn pin vào tai. Tuy vậy, cách này chỉ hiệu quả khi được thực hiện hoàn toàn trong bóng tối, chỉ có ánh sáng của đèn pin.

– Nếu côn trùng ngoan cố không ra hoặc có các biến chứng đau tai nặng, máu, nước chảy ra từ tai, hãy tìm chuyên gia y tế ngay lập tức. Nếu không, bạn sẽ gặp những vấn đề nặng hơn nhiều.

Những việc không nên làm khi bị côn trùng bay vào tai

Tuyệt đối không sử dụng dụng cụ để khều, ngoáy tai: Tuyệt đối không sử dụng bông tăm, que hay bất cứ vật dụng nào khác để ngoáy tai để lấy côn trùng ra. Bởi làm vậy chỉ khiến côn trùng giãy giụa hoặc bị đẩy sâu vào bên trong khiến tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.

Cách sử lý khi côn trùng bay vào tai

Xem thêm: Con kỳ tôm

Ngay cả trong trường hợp bạn may mắn kéo được côn trùng ra ngoài cũng có thể gây tổn thương, chảy máu, phù nề, viêm nhiễm trong tai.

Tuyệt đối không dùng tay bít lỗ tai, bịt mũi: Nếu làm như vậy sẽ khiến tai bị đau hơn, thậm chí làm cho côn trùng sợ hãi và chui sâu vào phía bên trong.

Không dùng lá hơ, xông hơi: Nhiều người khi bị côn trùng chui vào tai, mũi, đã áp dụng những cách truyền miệng như dùng lá hơ hoặc xông để côn trùng ra, nhưng điều này có thể khiến côn trùng hoảng sợ mà giãy hoặc chui vào sâu hơn.

Phòng ngừa côn trùng bay vào tai

– Đeo khẩu trang, kính mắt khi tham gia giao thông. Đi chậm vào khoảng thời gian chiều tối vì thời điểm này thường nhiều côn trùng.

– Không nên ăn uống để thức ăn vung vãi trên giường, nệm ngủ gây thu hút côn trùng.

– Nhà cửa cần được dọn sạch sẽ, thoáng mát để hạn chế côn trùng ẩn náu như ruồi, mũi, gián…

– Nên mắc màn khi đi ngủ và ngủ giường, hạn chế ngủ trên đất hay những nơi ẩm thấp.

– Với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phải vệ sinh sạch sẽ sau khi bé bú sữa, ăn uống. Thay quần áo, ga, áo gối thường xuyên để tránh mùi thu hút côn trùng

Trên đây là những thông tin về côn trùng bay vào tai, nguyên nhân và cách sử lý nhanh nhất, Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn đọc.

Rate this post
Hữu Trí:
Related Post