Rắn mối là một loài động vật được nuôi khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Hãy tìm hiểu về những kỹ thuật nuôi rắn mối hiệu quả trong bài viết dưới đây.
1. Tìm hiểu về loài rắn mối
Rắn mối là một loài bò sát được phân bố nhiều ở các nước nhiệt đới như Việt Nam, Lào, Campuchia…Rắn mối có hình dáng giống thằn lằn nhưng có kích thước to hơn rất nhiều.
Đặc điểm của rắn mối là đầu hình tam giác, có 4 chân, mỗi chân có 5 ngón. Trên thân mình có vảy, phía trên thì màu nâu và phía dưới có màu trắng ngả vàng. Hai bên hông thường có 2 sọc đỏ chạy dọc xuống tới 2 chân sau.
Rắn mối có 2 loại là rắn lưng trơn và rắn lưng sọc:
+ Rắn mối lưng sọc: Loại rắn này có 7 sọc đen chạy dọc trên lưng. Hai bên hông chúng cũng có hai sọc đỏ hồng nhưng ngắn và chấm trắng thì kéo dài tới tận đuôi.
+ Rắn mối lưng trơn: Trên lưng của loài rắn mối này không có gì và chỉ có vải phía trên màu nâu và phía dưới là màu trắng ngả vàng. Hai bên hông có sọc đỏ hồng chạy tới 2 chân sau.
➤ Xem thêm: Tìm hiểu về vòng đời của ve sầu
2. Các kỹ thuật nuôi rắn mối hiệu quả
Cách chọn rắn mối giống
Người nuôi nên chọn những con rắn mối giống không dị tật, dị hình, không cụt đuôi, bốn chân không khuyết tật và đều cỡ. Chọn những con khỏe mạnh, di chuyển nhanh và không dị tật.
Cách phân biệt rắn mối đực và rắn mối cái như sau:
- Rắn mối đực: Có đầu to, chân khỏe và không có những đốm trắng chạy dọc theo hai bên hông.
- Rắn mối cái: Đầu nhỏ, di chuyển chậm chạp và có nhiều đốm trắng chạy dọc theo hai bên hông.
Chu kỳ sinh sản của loài rắn mối là 2 tháng 1 lần và mỗi lần chúng sẽ sinh từ 8 đến 12 con. Do đó, muốn thu được nhiều con con thì bạn nên chia tỷ lệ đực cái là 1:1 để tăng khả năng thụ thai.
Cách xây chuồng nuôi rắn mối
Môi trường nuôi rắn mối không cần quá cầu kỳ, bạn có thể tận dụng xô, chậu, thau… Tuy nhiên, để hiệu quả tốt nhất thì bạn nên xây chuồng nuôi, đảm bảo cho rắn mối sinh sản. Diện tích chuồng nuôi đối với rắn mối sinh sản khoảng 20m2/1000 con và 5m2/1000 con với rắn mối con.
Chuồng nuôi rắn mối cần được lát một nửa diện tích bằng xi măng, cao khoảng 0.8 -1m, bao xung quanh bằng gạch trơn để tránh rắn mối trèo ra ngoài. Dưới chuồng bạn nên thiết kế những mô cao để mùa mưa có thể thoát nước tốt. Bên cạnh đó, bạn cần tạo mô gò, hang giả bằng thân gỗ, gạch, đá hay rơm rạ để giả làm môi trường tự nhiên cho rắn mối sinh trưởng và trú ẩn.
Mái chuồng lợp kín đảm bảo che chắn cho vật nuôi, tuy nhiên phía bên trên bạn nên chuẩn bị 1 tấm tôn sáng để có nắng cho chúng tắm. Ngoài ra, có một kỹ thuật nuôi rắn mối mà bạn cần lưu ý đó là hãy lót thêm rơm rạ để giữ ấm cho rắn mối và thường xuyên thay mới, vệ sinh tránh làm vật nuôi mắc bệnh. Đồng thời bố trí máng ăn, máng uống riêng biệt, đảm bảo vệ sinh.
Thức ăn cho rắn mối
Thức ăn phổ biến của rắn mối là cơm trộn các tạp, tôm tép tươi. Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị thêm những món ăn khác cho chúng như sâu bọ, mối, cào cào, giun, dế, châu chấu, cào cào, ếch nhái… Hay cá băm nhỏ và trái cây có vị ngọt như chuối, dưa hấu… Những loại thức ăn ngoài tự nhiên sẽ cung cấp cho rắn 1 lượng chất cần thiết. Những chất này giúp mối phát triển tốt và đảm bảo sự hình thành của những chú rắn mối con.
Mỗi ngày, bạn cho chúng cho ăn 3 lần và phải dọn dẹp, thay mới thức ăn, tránh để thức ăn thừa, thức ăn ôi thiu trong chuồng để tránh rắn mối ăn phải sẽ mắc bệnh. Bạn nên cho rắn mối ăn vào sáng sớm, trưa và chiều là thích hợp nhất. Sau khi ăn xong chúng thường phơi nắng đề có thể tiêu hóa thức ăn vừa đưa vào cơ thể mình.
Kỹ thuật nuôi rắn mối sinh sản
Thời điểm sinh sản của rắn mối sinh sản là mùa mưa. Chúng mang thai khoảng 2,5 tháng và sinh được 1 cái bọ có rắn mối con. Sau đó, rắn mối con tự cắn bọ để chui ra. Thời gian để rắn mối con trưởng thành là từ 5 tháng và đến tầm 6, 7 tháng thì bắt đầu sinh sản.
So với nuôi rắn mối thương phẩm, cách chăm sóc rắn mối sinh sản cũng tương tự, nhưng người nuôi cần chú ý thêm một số điểm sau đây:
- Tách rắn mối mang thai vào chuồng sinh sản, để đảm bảo an toàn cho rắn mối con và tránh trường hợp rắn đực ăn thịt. Bên cạnh đó, bạn cũng tránh gây tiếng động khiến rắn mối hoảng sợ.
- Lót nhiều rơm rạ, lá chuối khô và thay thường xuyên để giữ ấm cho rắn mối con. Đồng thời tạo thêm hang, nơi trú ẩn để trong quá trình mang thai chúng có thể nghỉ ngơi và trú ẩn trong đó.
- Bổ sung các loại thức ăn giàu dinh dưỡng cho rắn mang thai và đảm bảo thức ăn được nghiền nhỏ vừa miếng đối với rắn con, tránh làm mối con bị hóc.
- Giữ vệ sinh và thay mới rơm lót chuồng thường xuyên, dọn dẹp thức ăn nước uống thừa tránh bị ôi thiu gây bệnh. Nước uống để hợp lý và kiên cố, tránh làm ướt rắn mối con.
Khi rắn mối mắc bệnh, bạn cần tiến hành sát khuẩn chuồng trại, giữ vệ sinh và cách ly rắn bệnh với đàn. Bên cạnh đó tăng cường dinh dưỡng cho rắn mối và điều trị bằng những loại thuốc đặc trị có bán trên thị trường theo hướng dẫn của cán bộ thú y.
Tổng hợp