X
    Categories: Tin tức

Tìm hiểu nguyên nhân và tác hại của ô nhiễm ánh sáng

Ô nhiễm ánh sáng đang ngày càng phổ biến và được xã hội quan tâm bởi những ảnh hưởng xấu của nó. Hãy tìm hiểu về nguyên nhân và tác hại của ô nhiễm ánh sáng đến cuộc sống con người trong bài viết dưới đây. 

Ô nhiễm ánh sáng là gì?

Ô nhiễm ánh sáng được được hiểu là việc lạm dụng ánh sáng nhân tạo quá mức cần thiết so với khả năng chịu đựng ánh sáng của con người và môi trường. Ô nhiễm ánh sáng thường là hệ quả của lối sống văn minh, nền công nghiệp hiện đại và quá trình đô thị hóa ào ạt.

Cũng giống như ô nhiễm không khí, nguồn nước hay tiếng ồn thì ô nhiễm ánh sáng đang ở mức báo động và tác động âm thầm đến sức khỏe của chúng ta. Ô nhiễm ánh sáng ở Việt Nam từ các trung tâm thương mại, khu chung cư, cửa hàng, đèn đường, biển hiệu quảng cáo đang ngày càng tràn ngập tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng.

Nguyên nhân gây ô nhiễm ánh sáng

Nguyên nhân chính gây ô nhiễm ánh sáng là phát sinh trong quá trình sinh hoạt và các hoạt động kinh tế của con người, có thể kể đến như:

  • Không tắt các thiết bị chiếu sáng khi không sử dụng. Hoặc lạm dụng quá nhiều ánh sáng trong cùng 1 khu vực.
  • Không chọn đúng các thiết bị đèn điện khiến ánh sáng không tập trung vào khu vực cần thiết.
  • Lắp đặt các thiết bị chiếu sáng không phù hợp, dẫn đến việc sử dụng nhiều năng lượng hơn mức cần thiết cho việc chiếu sáng.
  • Sự hướng dẫn chưa đầy đủ các các nhà quản lý và những người ở trong các tòa nhà về việc sử dụng hệ thống chiếu sáng một cách hiệu quả.
  • Duy trì ánh sáng không hợp lý gây lãng phí nguồn sáng và chi phí năng lượng…
Nguyên nhân và tác hại của ô nhiễm ánh sáng

Xem thêm: Tìm hiểu một số tác hại của ánh sáng UV đến sức khỏe

Phân loại ô nhiễm ánh sáng

  • Ánh sáng xâm nhập (light trepass): Là những ánh sáng xâm nhập vào khu vực sinh sống của một người khác mà họ không hề mong muốn. 
  • Lạm dụng ánh sáng (over-illumination): Là việc sử dụng ánh sáng quá mức cần thiết, ánh sáng sử dụng không có mục đích.
  • Ánh sáng chói (glare): Đây là hệ quả đối lập giữa vùng sáng và vùng tối trong tầm nhìn. Điều này còn khiến cho mắt người cảm thấy khó khăn trong việc nhận dạng những sự khác biệt trong ánh sáng. Ánh sáng này đặc biệt nghiêm trọng đối với an toàn giao thông, vì điều này xảy ra bất ngờ có thể khiến người đi đường và lái xe rất dễ gặp tai nạn.
  • Ánh sáng lộn xộn (clutter): Nhóm ánh sáng không có hướng xác định và phát tán lộn xộn.
  • Ánh sáng chiếm dụng bầu trời (sky glow): Đây là các quầng sáng, vùng sáng của bầu trời đêm tại các khu vực có người ở.

Tác hại của ô nhiễm ánh sáng

Lãng phí điện năng

Việc sử dụng đèn chiếu sáng quá mức hoặc chiếu sáng khi không cần thiết sẽ gây nên lãng phí năng lượng và dẫn đến hậu quả kinh tế và môi trường rất lớn. Theo các nghiên cứu, việc chiếu sáng chiếm đến 1/4 năng lượng tiêu thụ trên thế giới, trong đó có tới 50% – 90% ánh sáng không cần thiết chủ yếu tại các tòa nhà đô thị, hệ thống đèn trang trí, đèn quảng cáo ban đêm.

Bên cạnh đó, ô nhiễm ánh sáng còn ảnh hưởng việc quan sát thiên văn. Tại các khu đô thị lớn, hầu như người dân không nhìn thấy các ngôi sao trên bầu trời đêm ngoại trừ mặt trăng và một vài ngôi sao sáng gần Trái đất.

Nguyên nhân và tác hại của ô nhiễm ánh sáng

Xem thêm: Một số điều cần biết về nhạc sóng Alpha tập trung

Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người

Theo các nghiên cứu cho thấy, ánh sáng nhân tạo vào ban đêm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người như làm tăng nguy cơ béo phì, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, tiểu đường, ung thư vú và một số bệnh khác.

Ngoài ra, các tác động trực tiếp từ việc ô nhiễm ánh sáng có thể gây ra các hiện tượng mệt mỏi, đau đầu, căng thẳng, phiền muộn lo âu và suy giảm chức năng sinh dục… Không chỉ vậy, ánh sáng nhân tạo vào ban đêm còn có thể phá vỡ cơ chế đồng hồ sinh học của con người. 

Phá vỡ hệ sinh thái

Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy ánh sáng nhân tạo vào ban đêm có tác động tiêu cực đối với nhiều sinh vật bao gồm động vật lưỡng cư, các loài chim, động vật có vú, côn trùng và thực vật.

Một số loài chim di cư hoặc kiếm ăn vào ban đêm dựa vào ánh sáng từ mặt trăng và ánh sao. Tuy nhiên, ánh sáng nhân tạo sẽ khiến chúng đi lang thang và di chuyển đến cảnh quan ban đêm nguy hiểm của các thành phố. Mỗi năm, hàng triệu con chim chết do va chạm với các tòa nhà và tháp được chiếu sáng không cần thiết. Bên cạnh đó, đèn nhân tạo có thể khiến chúng di cư quá sớm hoặc quá muộn và bỏ lỡ điều kiện khí hậu lý tưởng để làm tổ, tìm kiếm thức ăn và các hành vi khác.

Biện pháp giảm ô nhiễm ánh sáng

Từ những tác động nguy hại của ô nhiễm ánh sáng đến cuộc sống, chúng ta hãy chung tay đẩy lùi vấn đề này bằng cách:

– Chỉ sử dụng ánh sáng vừa đủ với nhu cầu và tắt đèn hoặc sử dụng chế độ hẹn giờ khi không cần thiết.

– Tuyên truyền, chia sẻ về tình trạng ô nhiễm ánh sáng hiện nay và những tác hại mà nó gây ra.

– Hạn chế sử dụng đèn chiếu sáng để tránh lãng phí năng lượng không cần thiết và giảm thiểu khí thải CO2 ra môi trường. Lựa chọn các bóng đèn tiết kiệm điện năng, đèn năng lượng mặt trời.

– Hạn chế sử dụng các loại đèn có ánh sáng xanh, nhiệt độ màu quá cao gây hại đến sức khoẻ con người và nên ưu tiên sử dụng ánh sáng trắng ấm và ánh sáng gần màu tự nhiên nhất.

Rate this post
Hữu Trí:
Related Post