Tắc kè là một loại vật nuôi mang lại giá trị kinh tế cao và có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Vậy tắc kè ăn gì để sống? Hãy tìm hiểu những thông tin thú vị về tắc kè trong bài viết dưới đây.
1. Tổng quan về con tắc kè
Tắc kè còn có tên gọi khác là Đại Bích Hổ hay Cáp Giải, tùy vào cách gọi của từng vùng miền. Đây là một loài động vật thuộc lớp bò sát, chúng có mặt ở hầu hết các nước nhiệt đới, phân bố chủ yếu ở khu vực rừng núi.
Tắc kè thường sống trong những gốc cây, hốc đá, kẽ hở đất, đá hay tường nhà. Loài này phát triển và hoạt động mạnh vào những mùa ấm áp, còn vào thời kỳ lạnh giá chúng ẩn nấp trong tổ, nhịn ăn và ngủ đông.
Ở Việt Nam, tắc kè chỉ được nhân nuôi tự phát ở một số địa phương và nguồn giống chủ yếu được người dân bẫy bắt trong tự nhiên. Do đó, các tài liệu khoa học cung cấp kiến thức về đặc điểm sinh học, tập tính và kỹ thuật chăn nuôi còn rất hạn chế.
Nhờ giá trị dược liệu, thực phẩm và sinh vật cảnh, tắc kè đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao trên thị trường thế giới. Hiện tắc kè đã được nhân nuôi ở một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan… Việc chăn nuôi tắc kè không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần hạn chế suy giảm tắc kè ngoài tự nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học.
Tắc kè ăn gì? Một số điều cần lưu ý khi nuôi tắc kè
2. Tác dụng của tắc kè
Hiện nay, tắc kè là một trong những loại dược liệu quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, được sử dụng để chữa một số bệnh. Theo y học cổ truyền, tắc kè là vị thuốc bổ có tác dụng làm giảm mệt mỏi và suy nhược cơ thể. Đồng thời có thể chữa trị hiệu quả chứng ho, ho ra máu, hen suyễn, đái rắt, đái són, đau xương, tráng dương bổ thận…
Bên cạnh đó, trong các bài thuốc nam, tắc kè thường được chế biến bằng cách ngâm rượu, hoặc sấy khô và xay thành bột để uống giúp bồi bổ sức khỏe rất tốt. Ngoài việc sử dụng tắc kè như một phương thuốc, loài này còn có thể sử dụng làm món ăn bổ dưỡng với những cách chế biến vô cùng phong phú tại các nhà hàng mang lại sự hấp dẫn và dinh dưỡng đặc biệt. Để tận hưởng những trải nghiệm thú vị trong việc khám phá các loại dược liệu và thưởng thức ẩm thực, bạn cũng có thể ghé thăm các trang web jun88, nơi bạn có thể kết hợp giải trí và cơ hội nhận những ưu đãi đặc biệt.
3. Cách làm chuồng nuôi tắc kè
Tùy vào mục đích nuôi mà có các cách làm chuồng nuôi tắc kè khác nhau. Có nhiều cơ sở nuôi tắc kè thương phẩm hoặc cũng có một số người nuôi tắc kè để làm cảnh.
Căn cứ vào tập tính sinh hoạt, tắc kè thích sống ở một hang hốc trên thân cây và không ưa di chuyển đến nơi ở khác, do đó, bạn có thể thiết kế chuồng nuôi theo cách dưới đây.
- Kích thước của chuồng nuôi thường có chiều dài 3m, rộng 2m và cao 2m. Nên làm cửa cao để người nuôi dễ dàng ra vào.
- Nên sử dụng lưới mắt cáo có đường kính 0.3cm hoặc lưới nilon để quây xung quanh chuồng.
- Bên trong chuồng cần đặt vài ống tre nứa hoặc thân cây gỗ dài khoảng 25cm để tắc kè có thể leo trèo và đẻ trứng trong đó.
- Vào mùa hè, cần phải căng vải tối màu (nên chọn màu xanh lá cây) cách tường khoảng 3cm để đảm bảo độ tối, đồng thời giúp giữ ẩm và tạo nhiệt độ mát mẻ trong chuồng. Mùa đông thì nên quây kín toàn bộ bên ngoài chuồng và bỏ thêm chăn ấm vào trong để giữ ấm cho tắc kè.
- Nên làm chuồng nuôi có khe hở sát nền dài 20cm và cao khoảng 1m để cho phân tắc kè thải ra bên ngoài khi rửa chuồng. Nên láng xi măng hoặc lát gạch dưới nền để dễ dàng vệ sinh chuồng.
Tắc kè ăn gì? Một số điều cần lưu ý khi nuôi tắc kè
➤ Xem thêm: Tìm hiểu về triển vọng nghề nghiệp khi theo học Cao đẳng Dược TPHCM
4. Con tắc kè ăn gì để sống?
Trong môi trường tự nhiên, thức ăn của tắc kè là tất cả những loài côn trùng nhỏ mà chúng có thể khống chế và tiêu hóa được. Đó là các loại côn trùng như châu chấu, dế, sâu, nhện, gián, bọ cạp và các loài động vật gặm nhấm có kích thước nhỏ.
Còn trong điều kiện nuôi nhốt, ngoài các loại thức ăn trên thì người nuôi có thể cung cấp cho tắc kè một số loại thức ăn khô được bán tại các cửa hàng để tăng tốc độ phát triển của chúng. Một số loại thức ăn chính của tắc kè như dế, gián, giun, tằm, sâu… Lưu ý, khi cho tắc kè ăn gì, nhất là côn trùng thì người nuôi cần giết chết con vật đó để tránh bị chúng tấn công và gây tổn thương cho tắc kè.
5. Chế độ ăn cho tắc kè
Lượng thức ăn của tắc kè phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của chúng. Thông thường, người nuôi nên cho tắc kè ăn từ 2 – 10 con côn trùng mỗi ngày. Trong giai đoạn phát triển, chúng có thể ăn được 20 con côn trùng cùng một lúc.
Khi chọn thức ăn cho tắc kè, bạn nên chọn các loại côn trùng có kích thước nhỏ hơn kích thước miệng và cổ họng của chúng để khi nuốt không bị tắt nghẽn. Mỗi bữa ăn, các bạn chỉ nên cho tắc kè ăn trong khoảng 20 phút, sau đó bỏ phần thức ăn thừa ra ngoài. Việc làm này sẽ tạo cho tắc kè ăn theo bữa cố định.
Bên cạnh đó, người nuôi cũng cần chú ý đến nước uống cho tắc kè, bởi đây là yếu tố quan trọng để duy trì sự sống. Trong chuồng nuôi, bạn nên thiết kế để một máng nước và thường xuyên cấp nước để tắc kè có thể uống khi có nhu cầu. Ngoài ra, nếu tắc kè đi tiểu tiện trong bát nước thì cần thay để đảm bảo nguồn nước và vệ sinh cho chuồng nuôi.
Tổng hợp