Tìm hiểu về máy quang phổ khả kiến và ứng dụng trong cuộc sống

Phổ điện từ

Quang phổ hiện nay không chỉ trong vật lý mà trong cuộc sống cũng có tính ứng dụng cao. Quang phổ khả kiến là một trong những điều đặc biệt. Và Quang phổ khả kiến đã có tính ứng dụng cao như thế nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết.

Quang phổ khả kiến

Phổ có thể nhìn thấy được hay Ánh sáng khả kiến là một phần của quang phổ điện từ được mắt con người có thể nhìn thấy. Bức xạ điện từ trong phạm vi các bước sóng được gọi là nhìn thấy được ánh sáng hay đơn giản là ánh sáng. Mắt người điển hình có thể nhìn thấy bức xạ điện từ có bước sóng từ khoảng 380-760 nm. Về mặt tần số, điều này tương ứng với một dải tần số trong khoảng 400-790 THz. Một con mắt thích nghi với ánh sáng thường có độ nhạy tối đa của nó vào khoảng 555 nm (540 THz), trong khu vực màu xanh của quang phổ quang học.

Phổ có thể nhìn thấy được hay Ánh sáng khả kiến
Phổ có thể nhìn thấy được hay Ánh sáng khả kiến

Xem ngay: Quang phổ vạch hấp thụ để biết được nguồn và đặc điểm của nó. 

Tuy nhiên phố này không chứa tất cả các màu sắc mà mắt con người và não bộ có thể phân biệt được. Các màu sắc không bão hòa như màu hồng, hoặc các biến thể màu tím như màu đỏ tươi chẳng hạn thì không nhìn thấy bởi vì chúng chỉ có thể được thực hiện bởi một kết hợp của nhiều bước sóng.

Máy quang phổ khả kiến là gì?

Máy quang phổ khả kiến hay còn gọi là máy quang phổ UV-VIS hay còn có tên gọi đầy đủ hơn là máy quang phổ hấp thụ phân tử ngoại khả kiến UV-VIS, được dùng để thu, phân li và ghi lại phổ của một vùng phổ quang học nhất định.

Có hai loại máy quang phổ UV-VIS 

  • Máy quang phổ UV-VIS hai chùm tia : được sản xuất nhằm khắc phục nhược điểm của loại một chùm tia đó là có độ trôi khi đo và cho kết quả đo chính xác hơn. Tuy nhiên giá thành của loại hai chùm tia này cao hơn, độ nhạy thấp hơn do cấu trúc quang học phức tạp hơn;
  • Máy quang phổ UV-VIS một chùm tia : ra đời đầu tiên với thiết kế đơn giản, giá thành khá thấp, lượng bức xạ đi qua cao và độ nhạy cao.

Cấu tạo máy

Máy quang phổ UV-VIS về cơ bản được cấu tạo từ các thành phần sau :

Máy quang phổ khả kiến sử dụng trong y dược học
Máy quang phổ khả kiến sử dụng trong y dược học

Click ngay: Quang phổ hồng ngoại để biết được ứng dụng của quang phổ này trong thực tế. 

  • Nguồn sáng : có nhiệm vụ cung cấp bức xạ tương thích với quá trình đo, thường là chùm bức xạ đa sắc;
  • Buồng đo : khoang hấp thu quang phổ là vùng tối, nằm nơi cuối cùng của đường truyền, khi tia bức xạ đơn sắc được phân tách sẽ đi đến đó;
  • Detecter : là bộ phận đảm nhận vai trò ghi nhận và xử lý tín hiệu quang thành tín hiệu điện. Bộ phận này có tác dụng cảm nhận bức xạ điện từ sau khi bị hấp thụ và chuyển dúng thành dòng điện;
  • Bộ phận đơn sắc hóa : gồm có kính lọc, lăng kính, cách tử, khe sáng.

Ứng dụng máy quang phổ hấp thụ UV-VIS

Thiết kế của máy này hoạt động vô cùng đơn giản lại dễ sử dụng. So với giá thành thì nó rất phù hợp với nhu cầu của người sử dụng đặc biệt là nhu cầu phân tích nhiều chất có hàm lượng nhỏ. Nhờ điều này mà chiếc máy hiện đang được sử dụng rỗng rãi trong một số lĩnh vực vừa và nhỏ:

  • Sử dụng trong y dược học;
  • Dùng trong nông nghiệp;
  • Dùng cho công nghiệp hóa học: sử dụng để phân tích hàm lượng Photpho có trong phân bón, hàm lượng Titan có trong sơn, hàm lượng Neodymi có trong thủy tinh;
  • Dùng trong phân tích môi trường, phân tích nguồn nước;
  • Sử dụng trong công nghiệp thực phẩm: máy quang phổ UV-VIS sử dụng để xác định hàm lượng Fe có trong các mẫu bột mì, hoặc hàm lượng Nitrat, Nitrit trong thịt.

Như vậy chúng ta đã biết thêm được về quang phổ khả kiến và thực sự nó có tính ứng dụng rất cao trong đời sống hiện tại.

Rate this post

Related Posts