Việc nuôi bọ ngựa sẽ khá đơn giản nếu bạn chú ý những yếu tố như giống, môi trường, chuồng nuôi, nguồn thức ăn… Chúng tôi sẽ chia sẻ cụ thể thông tin cách nuôi bọ ngựa con ở bên dưới bài viết. Bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé.
Đặc điểm của bọ ngựa
Bọ ngựa là loài côn trùng cỡ lớn có kích thước dài từ 40 – 80mm có hai cánh trước và phía sau phát triển rất rộng.
Thường thấy bọ ngựa có màu xanh lá cây hoặc màu nâu nhạt phía ngực của bọ ngựa có xuất hiện đốt ngực dạng ống kéo dài từ đỉnh đầu xuống đến phần bụng.
Phía trong các xương chậu của bọ ngựa có xuất hiện 1 chấm đen và đôi chân trước dạng lưỡi kiếm, có răng cưa ở bờ trong chân thường được dùng để săn môi hoặc chiến đấu với kẻ thù khi cần thiết.
Kích thước của con cái lớn hơn so với bọ ngựa đực, phần đầu của chúng xoay 300 độ, có tầm nhìn rộng ngay cả khi không cần di chuyển cơ thể.
Bọ ngựa săn mồi tốt nhất vào ban ngày và ở những nơi có nhiều cây cối.
Cách nuôi bọ ngựa con nhanh lớn, sinh sản tốt
Bọ ngựa có thể trở thành món ăn đặc sản, từ xa xưa thường sử dụng bọ ngựa được bắt trong tự nhiên. Nhưng hiện nay có rất nhiều người đã thực hiện mô hình chăn nuôi bọ ngựa để cải thiện tình hình kinh tế và cung cấp nguồn bọ ngựa đáp ứng nhu cầu của người sử dụng
Bọ ngựa cũng là loài côn trùng giúp ích rất nhiều cho bà con nông dân như tiêu diệt sâu bọ, ấu trùng gây hại mùa màng, hoa quả. Chính vì vậy trong những năm gần đây có rất nhiều người thực hiện nuôi bọ ngựa.
Dưới đây là cách nuôi bọ ngựa con nhanh lớn và sinh sản:
Chọn giống nuôi
Đây là bước đầu tiên và quan trọng trong việc nuôi bọ ngựa con đó là chọn giống. Nên lựa chọn bọ ngựa khỏe mạnh, bay nhảy tốt có dáng đứng cân đối và không bị dị tật. Chọn bọ ngựa cái có kích thước từ 46 – 78mm và con đực từ 40 – 60mm.
Trong quá trình nuôi cần lưu ý vì bọ ngựa là côn trùng tham ăn và có thể ăn thịt lẫn nhau khi đói.
Cách làm chuồng bọ ngựa
Khi nuôi bọ ngựa cần làm rào chắn xung quanh cẩn thận. Kích thước rào chắn 1m x 1m x 1m, chọn tấm lưới mắt xích dày không được quá thưa để tránh bọ ngựa bay mất.
Sử dụng thêm màn che kín phía trên chuồng nuôi bọ ngựa để tránh ánh nắng chiếu trực tiếp. Vì bọ ngựa rất thích leo trèo, bay nhảy nên trang bị thêm cành cây hoặc làm tổ để bọ ngựa trú ẩn.
Chuẩn bị thêm 1 lớp đất xốp dày từ 5 – 7 cm ở trong chuồng để bọ ngựa làm tổ và dễ sinh sản sau này.
Đối với việc nuôi bọ ngựa cảnh: Nên chuẩn bị hộp nhựa hoặc hộp thủy tinh với kích thước 15 x 15cm, trước khi cho bọ ngựa giống vào nên ngâm hộp trong nước muối và phơi khô để diệt khuẩn trước khi cho bọ ngựa vào. Hộp bằng nhựa nên đục lỗ nhỏ xung quanh để oxy cho bọ ngựa thở và trang bị thêm nắp đậy.
Chuẩn bị đất nền
Đất nền đặt trong chuồng ngựa có thể dùng là mùn dừa, đất bầu, rêu than bùn, vermiculite…
Trường hợp nuôi bọ ngựa từ khi còn là ấu trùng cần chú ý giữ độ ẩm, nhiệt độ trong khoảng 24 độ C để ấu trùng bọ ngựa phát triển tốt nhất.
Thức ăn của bọ ngựa
Ở môi trường tự nhiên bọ ngựa là loài côn trùng săn mồi rất đáng sợ bởi chúng có thể ăn bất cứ thứ gì nhưng món ăn ưa thích sẽ là các côn trùng nhỏ như sâu bọ, ruồi, muỗi, ong, bọ cánh cứng, gián…
Tùy vào từng giai đoạn và mỗi loài mà bọ ngựa sẽ có chế độ ăn khác nhau nhưng nếu khi thiếu thức ăn bọ ngựa có thể ăn chính cả loài và bạn tình của mình.
Quá trình săn bắt mồi bọ ngựa sẽ dùng đôi chân trước có gai bên trong nắm và giữ chặt con mồi đến khi chết, chúng có thể ăn những con mồi lớn hơn cả kích thước bọ ngựa như nhện, chim, rắn.
Bọ ngựa được nuôi trong chuồng thì có thể cung cấp ruồi giấm, bọ gạo, sâu tơ nhỏ hoặc các ấu trùng ruồi để chúng nhanh lớn và ít mắc bệnh tật.
Xem thêm các thông tin liên quan
- Bọ ngựa vào nhà là điềm gì? Có nên đuổi chúng ta khỏi nhà không?
- Bọ ngựa ăn gì? Cách nuôi bọ ngựa phát triển nhanh chóng, đúng cách
Sinh sản của bọ ngựa
Mùa thu là mùa bọ ngựa sinh sản mạnh nhất, trung bình 1 con bọ ngựa cái có thể đẻ từ 200 – 300 trứng.
Sau khi giao phối bọ ngựa cái sẽ ăn thịt bọ ngựa đực để có thêm nhiều dinh dưỡng và tăng số lượng trứng. Tiếp đến chúng ấp ủ túi trứng qua mùa đông và mùa xuân sẽ nở ra. Sẽ cần rất nhiều thời gian để ấu trùng của bọ ngựa nở ra với chiều dài tầm 4mm. Suốt quãng thời gian này chúng sẽ cần nhiều thức ăn để phát triển, trải qua 4 lần lột da mới trở thành bọ ngựa trưởng thành.
Cần lưu ý khi nuôi bọ ngựa
Nuôi bọ ngựa không tốn chi phí, khá đơn giản nhưng sẽ cần nắm rõ cách nuôi ngay từ việc đầu tiên là chọn giống. Để nuôi bọ ngựa phát triển tốt người nuôi cần lưu ý:
– Ngoài việc cung cấp thức ăn cho bọ ngựa như ruồi giấm, bọ gạo, sâu canxi cần cung cấp lượng nước vừa đủ.
– Trang bị thêm cành cây hoặc cây khô trong lồng nuôi bọ ngựa để có chỗ đậu, ẩn nấp.
– Bổ sung thêm một lớp đất xốp trong chuồng nuôi bọ ngựa để giúp chúng gần với thiên nhiên, nhanh lớn, sinh sản tốt.
– Sử dụng bình xịt nước thường xuyên để tăng độ ẩm bên trong chuồng ngựa.
– Nhận thấy bọ ngựa đang vào giai đoạn lột xác hãy dừng việc cho ăn và không đụng vào chúng.
– Không cắt cánh của bọ ngựa.
– Nên cho bọ ngựa ăn trước khi cầm lên.
– Bọ ngựa đang trong quá trình sinh sản không được cầm nó lên.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về chọn giống, nguồn thức ăn, chuẩn bị đất nền, sinh sản bọ ngựa, hướng dẫn cách nuôi bọ ngựa con nhanh lớn, sinh sản tốt. Hy vọng từ đó bạn có thêm những kỹ thuật chăn nuôi này và phát triển tốt mô hình nuôi bọ ngựa, phát triển kinh tế ổn định cuộc sống. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi!