X

Tìm hiểu hiện tượng tán sắc ánh sáng

Hiện tượng tán sắc ánh sáng là gì? Tán sắc ánh sáng này ứng dụng như thế nào trong cuộc sống? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ nhiều các thông tin của hữu ích về tán sắc ánh sáng, mời các bạn cùng đón xem.

Khái niệm tán sắc ánh sáng 

Phân tích chùm ánh sáng trắng thành nhiều chùm ánh sáng có màu khác nhau sẽ gọi đây là sự tán sắc ánh sáng.

Với các dải màu sau khi tán sắc gọi là quang phổ và bao gồm 7 màu chính là cam, chàm, lục, lam, vàng, tím, đỏ.

Tuy nhiên trên thực tế ánh sáng trắng sẽ là hỗn hợp của rất nhiều những ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên. Các chất trong suốt sẽ chiết suất theo màu sắc của ánh sáng và tăng từ màu đỏ dần đến tím.

Như vậy tán sắc ánh sáng chính là phân tích từ chùm ánh sáng đến phức tạp thành những chùm ánh sáng đơn sắc.

Hiện tượng tán sắc ánh sáng

Nhà vật lý, thiên văn học, toán học, nhà thần học Newton – ông muốn làm thí nghiệm để xem thủy tinh có làm thay đổi màu sắc ánh sáng hay không, cụ thể thí nghiệm được thực hiện như:

Trong dải vàng Newton đã thực hiện tách chùm ánh sáng màu vàng trong dải màu và cho nó khúc xạ qua lăng kính thứ hai.

Từ đó ông đã thu được chùm sáng bị lệch ở phía đáy, tuy nhiên sau khúc xạ không bị đổi màu.

Nhiều ánh sáng đơn sắc sẽ tạo ra ánh sáng trắng và có chiết suất thủy tin với những ánh sáng đơn sắc với màu khác nhau. Cho nên khi góc lệch của chúng truyền qua lăng kính và khi ló ra khỏi lăng kính các ánh sáng sẽ không trùng nhau nữa mà bị tách ra.

nđỏ < ncam < nvàng < nlục < nlam < nchàm < ntím

Thí nghiệm về sự tán sắc ánh sáng

Công thức tán sắc ánh sáng

Căn cứ vào thí nghiệm của Newton ở trên từ đó có công thức của sự tán sắc ánh sáng, cụ thể như:

Tên Công thức
Tổng quát sini1 = n.sinr1

sini2 = n.sinr2

A = r1+r2

Tính góc lệch Góc lệch là góc tạo bởi tia tới và tia ló.

Với mỗi mặt phẳng khúc xạ: D = |i – r|

Với lăng kính:

  • D = (i1 + i2) – (r1 + r2)
  • D= i1 + i2 – A

 

Góc lệch cực tiểu D nhỏ nhất khi i1 = i2 = i và r1 = r2 = A/2 → D min = 2i – A

 

 

Các góc nhỏ Các góc nhỏ: i1 = n.r1; i2 = n.r2; D = (n – 1).A

Góc lệch khi đó: D = (n – 1).A

Phản xạ toàn phần Điều kiện: n1 > n2; i > igiới hạn với sinigiới hạn = n2/n1
Cầu vồng là hiện tượng tự nhiên về sự tán sắc ánh sáng

Xem thêm:

Ứng dụng của tán sắc ánh sáng

Có thể thấy sự tán sắc ánh sáng chính là hiện tượng vật lý và được ứng dụng khá nhiều trong cuộc sống như:

  • Tán sắc ánh sáng lý giải cho hiệu tượng quang học xuất hiện cầu vồng sau mưa trong khí quyển.
  • Căn cứ vào tán sắc ánh sáng sản xuất ra máy quang phổ lăng kính để từ đó phân tích ra chùm ánh sáng đa sắc.

Với những chia sẻ về thông tin tán sắc ánh sáng ở trên sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích, hãy thường xuyên cập nhật chuyên mục này để tìm hiểu những vấn đề khác xung quanh cuộc sống.

Rate this post
Mai:
Related Post