Ánh sáng xanh là gì? Tác hại của ánh sáng xanh lên cơ thể

Tin tức

Ánh sáng xanh tác động lên sức khỏe của cơ thể, đặc biệt là đôi mắt. Để hiểu rõ hơn về vấn đền này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Ánh sáng xanh là gì?

Ánh sáng mặt trời được tạo thành từ dải quang phổ bao gồm: ánh sáng đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm và tím. Khi kết hợp, nó trở thành ánh sáng trắng mà chúng ta nhìn thấy. Mỗi dải quang phổ có năng lượng và bước sóng khác nhau. Dải màu đỏ có bước sóng dài nhất trong trong ánh sáng nhìn thấy (700-1.000nm) và ít năng lượng. Còn ánh sáng màu xanh có bước sóng ngắn hơn (400-490nm) và nhiều năng lượng hơn.

Tác hại của ánh sáng xanh đối với mắt và cơ thể

Một bước sóng trong khoảng từ 300 đến 400nm có thể xuyên qua giác mạc và được hấp thụ bởi mống mắt hoặc con ngươi do đó nó cực kì có hại cho mắt của chúng ta. Vì bước sóng của loại ánh sáng này ngắn nên tiêu điểm ảnh truyền đến mắt không nằm ở trung tâm võng mạc mà nằm ở phía trước võng mạc, nên nếu tiếp xúc lâu với ánh sáng này sẽ gây suy giảm thị lực, làm mắt mệt mỏi, khó tập trung.

Anh-sang-xanh-tu-may-tinh-gay-suy-giam-thi-luc-cho-doi-mat
Ánh sáng xanh từ máy tính gây suy giảm thị lực cho đôi mắt

Xem thêm: Cầu vồng là hiện tượng vật lý gì?

Ánh sáng xanh có mặt trong các thiết bị màn hình như máy tính, điện thoại, tivi, bóng đèn và cả ánh sáng mặt trời, loại ánh sáng này có bước sóng ngắn, mang năng lượng cao nên tiến sâu vào mắt và tác động thường xuyên gây tổn thương võng mạc, đặc biệt là lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc (RPE). 

Điều này vô cùng nguy hiểm vì RPE là tế bào duy nhất trong mắt có khả năng cung cấp dưỡng chất cho các tế bào thị giác, đồng thời là nơi hấp thụ, đào thải các chất chuyển hóa gây hại cho võng mạc. Sự suy giảm hoạt động của RPE là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý nguy hiểm ở võng mạc, trong đó có thoái hóa hoàng điểm – bệnh lý gây ra mù lòa.

Tiếp xúc lâu dài với cấc thiết bị có sánh sáng xanh sẽ khiến mắt mệt mỏi, quá tải, theo thời gian mắt dần suy yếu, nếu không được nghỉ ngơi cũng như không có biện pháp chăm sóc bảo vệ có thể gặp phải các bệnh mắt nguy hiểm. Dưới đây là những bệnh về mắt có thể gặp phải nếu tiếp xúc lâu dài với loại ánh sáng nguy hại này:

Hội chứng thị giác màn hình

Đây là căn bệnh phổ biến nhất trong xã hội hiện đại, vì phải tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị phát ra ánh sáng nguy hiểm. Các triệu chứng thường gặp của hội chứng thị giác màn hình là: mắt nhìn xa bị mờ, khô rát mắt, kích thích mắt, nhức mắt, căng mắt, nhìn đôi, mắt khó tập trung, đau đầu, đau cổ, mệt mỏi.

Đáng nói hiện nay đang rất nhiều người đã và đang mắc hội chứng thị giác màn hình nhưng không hề biết và cũng không chịu tìm đến phương pháp hỗ trợ cải thiện hoặc có nhưng chưa đúng cách. Đó là nguyên nhân khiến mắt lão hóa sớm dù người bệnh còn đang trong độ tuổi thanh thiếu niên.

Tổn thương võng mạc và giác mạc

Anh-sang-xanh-la-thu-pham-gay-ton-thuong-vong-mac-va-giac-mac
Ánh sáng xanh là thủ phạm gây tổn thương võng mạc và giác mạc

Xem thêm: Ánh sáng lân quang

Tế bào biểu mô sắc tố võng mạc (RPE) là lớp tế bào duy nhất tiếp xúc với các tế bào thần kinh thị giác, đảm nhiệm việc nuôi dưỡng các tế bào thị giác, đặc biệt là tại vùng hố trung tâm hoàng điểm (điểm vàng).

Ánh sáng này đi qua thấu kính của mắt đến võng mạc nó sẽ gây tổn thương quang hóa võng mạc, giết chết các tế bào võng mạc mắt, từ đó khiến tế bào thị giác không được cung cấp chất dinh dưỡng, lâu dần gây thoái hóa võng mạc, thoái hóa hoàng điểm.

Đây là bệnh lý phổ biến, chiếm tỉ lệ cao và chính là “thủ phạm” gây mù lòa phổ biến nhất. Bệnh thường tiến triển từ từ và làm mất thị lực không hồi phục.

Gián đoạn nhịp sinh học và có nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm

Ánh sáng nhân tạo là một chất kích thích trong nhịp sinh học của cơ thể con người, nếu tiếp xúc quá nhiều với loại ánh sáng này vào ban đêm có thể làm giảm sản xuất hormone melatonin, hormone điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ của con người.

Thông thường, cơ thể sản xuất hormone melatonin với số lượng nhỏ vào ban ngày, sau đó tăng số lượng vào ban đêm, vài giờ trước khi đi ngủ và đạt đến đỉnh điểm vào nửa đêm. Việc tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng nhân tạo vào ban đêm có thể khiến lịch trình giấc ngủ của chúng ta bị trì hoãn, gây mất ngủ, ngủ không ngon giấc.

Đặc biệt, khi con người tiếp xúc với nguồn bức xạ của ánh sáng xanh nguy hại còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ thoái hóa sớm đôi mắt, phá vỡ nhịp sinh học trong cơ thể và tăng nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường,…

Qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng đã cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích về ánh sáng xanh và tác hại của nó đối với sức khỏe của con người. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.

Rate this post

Related Posts