X

Đặc điểm và tác dụng của ánh sáng vàng

Ánh sáng vàng bao nhiêu K? Ánh sáng vàng có tác dụng gì? Đặc điểm và tính chất của ánh sáng vàng?… Để có thêm nhiều thông tin về ánh sáng vàng, bạn đọc hãy cùng đón đọc bài viết dưới đây.

Ánh sáng vàng là gì? Ánh sáng vàng bao nhiêu K?

Ánh sáng vàng sẽ tỏa ra màu đỏ hoặc hơi vàng và đây là màu điển hình là đèn sợi đốt. Loại ánh sáng này có màu sắc trên thang nhiệt độ màu từ 2700 – 3000K.

Với đèn ánh sáng vàng sẽ tạo sự gần gũi, ấm áp và giảm bớt sự chói mặt cho người phải tiếp xúc thường xuyên. Một số người cho rằng ánh sáng vàng sẽ ảnh hưởng đến thị lực của trẻ em, tuy nhiên đã có nghiên cứu chỉ ra rằng tiếp xúc với sự vật dưới khoảng cách 1m ánh sáng vàng sẽ giúp cho người có thị lực bình thường có thể nhìn rõ những vật nhỏ.

Ánh sáng vàng thường được lựa chọn làm đèn học

Đặc điểm và tác dụng của ánh sáng vàng

  • Ánh sáng vàng tạo cảm giác thư giãn hơn so với khi tiếp xúc ánh sáng trắng. Chính vì lý do này ở những không gian thư giãn sẽ được lắp đặt nhiều ánh đèn vàng.
  • Với khoảng 3000K ánh sáng vàng sẽ ít gây hại cho da hơn so với ánh sáng xanh.
  • Nếu khi nhìn ánh sáng trắng sẽ gây ra tình trạng mỏi mắt thì tiếp xúc lâu với ánh sáng vàng giúp hạn chế tối đa việc nhức mỏi mắt.
  • Tại các nhà hàng và nhiều phòng ăn có trang trí bằng đèn vàng nhiệt độ 3000k điều này giúp tạo cảm giác ngon miệng. Dùng làm chiếu sáng trong phòng nâng cao chất lượng giấc ngủ.
  • Sử dụng nhiều ánh sáng vàng trong việc chiếu sáng đường phố để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, đi đường và không bị chói mắt.
  • Ánh sáng vàng có tính ứng dụng đa dạng có thể dùng cả ở ngoài trời và trong nhà.
  • Nhiều người sử dụng ánh sáng vàng để làm đèn học để giảm thiểu tình trạng gây hại cho thị lực của trẻ khi phải tiếp xúc quá lâu.
  • Kích thích tốt sự tăng trưởng của cây vào mùa đông.

Ánh sáng vàng có tốt cho mắt không?

Hầu hết những loại đèn bàn học sẽ có ánh sáng trắng hoặc ánh sáng vàng. Mỗi người sẽ có quan điểm khác nhau trong việc lựa chọn ánh sáng vàng hoặc ánh sáng trắng nhưng tất cả đều sẽ không gây hại đến thị lực.

Mặc dù vậy nhưng ánh sáng trắng và ánh sáng vàng sẽ ít nhiều tác động đến tâm lý của người dùng. Đối với những người muốn tạo cảm giác mới mẻ, tỉnh táo nên lựa chọn ánh sáng trắng, còn nếu muốn có cảm giác ấm áp, thân thiện, gần gũi hãy lựa chọn ánh sáng vàng.

Những bóng đèn led có nhiệt độ trong khoảng 3000 – 4500K, ánh sáng này sẽ tương tự với ánh sáng tự nhiên khi sử dụng làm đèn học tập giúp giảm bớt căng thẳng của đôi mắt. Tốt nhất có thể sử dụng các sản phẩm chiếu sáng điều chỉnh được độ sáng để người dùng tự chỉnh theo tâm trạng.

Như vậy việc lựa chọn đèn cho bàn học, bàn làm việc nên cân nhắc lựa chọn loại đèn ánh sáng vàng sẽ đem đến nhiều ưu điểm. Tuy nhiên còn tùy vào mục đích người dùng từ đó lựa chọn loại ánh sáng tốt nhất cho mắt. Nếu cần dùng ánh sáng cho việc học nên lựa chọn ánh sáng vàng còn mục đích dùng chiếu sáng trong không gian rộng, không gian chung cần lựa chọn ánh sáng trắng để khả năng quan sát được ở mức tốt nhất.

Ánh sáng vàng có tốt cho giấc ngủ không?

Xem thêm:

Ánh sáng vàng giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ

Vào buổi tối cơ thể sẽ cần đảm bảo việc bài tiết hormone melatonin để có giấc ngủ ngon, ngủ sâu. Việc sử dụng ánh sáng vàng sẽ giúp duy trì quá  trình đó diễn ra ở mức bình thường.

Vào ban ngày ánh sáng trắng từ 4000 – 6500K sẽ giúp kích thích ức chế melatonin và đồng thời tăng cường sản xuất serotonin, cortisol và dopamine điều này sẽ giúp mọi người tập trung, tỉnh táo và nâng cao hiệu quả làm việc ở mức cao nhất. Đây cũng là lý do tại các trường học, văn phòng làm việc sử dụng ánh sáng trắng để nâng cao hiệu suất học tập, làm việc.

Còn với ánh sáng vàng nhiệt độ từ 2700K – 3000K vào buổi tối giúp kích thích melatonin để cơ thể thư giãn sau cả ngày học tập, làm việc, kéo cơn buồn ngủ đến. Bên cạnh đó ánh sáng vàng tạo ra không khí gần gũi, ấm áp, thoải mái và yên bình.

Trong trường hợp sử dụng ánh sáng có cường độ cao trước khi đi ngủ khiến cho cơ thể gặp khó khăn trong việc phân biệt ngày và đêm làm lương melatonin bị ức chế. Chính như vậy sẽ gây rối loạn nhịp sinh học, không tốt trong việc nâng cao chất lượng giấc ngủ và dễ có nguy cơ mắc các bệnh lý như tiểu đường, tim mạch, béo phì, xơ vữa động mạch…

Với những thông tin chia sẻ về ánh sáng đỏ ở trên bạn đọc đã biết đến ánh sáng vàng từ đó có thêm nhiều am hiểu hơn về các vấn đề vật lý. Bạn đọc hãy cùng theo dõi thêm các bài viết khác cùng chuyên mục để có nhiều thông tin hữu ích trong cuộc sống.

Rate this post
Mai:
Related Post