Quang phổ không chỉ có nhiều ứng dụng vật lý mà còn trong cuộc sống hằng ngày, bao gồm cả trong y học. Quang phổ vạch phát xạ là một trong ba loại quang phổ. Cùng tìm hiểu xem quang phổ vạch phát xạ là gì, những đặc điểm và ứng dụng của quang phổ vạch phát xạ như thế nào?.
1. Khái niệm về quang phổ vạch phát xạ
Khái niệm quang phổ
Quang phổ là dải có màu giống màu cầu vồng từ màu đỏ đến màu tím, gồm các vạch sáng hoặc vạch tối có trong quang phổ đồng dạng và liên tục. Quang phổ được tạo ra bởi sự phát xạ hoặc sự hấp thụ ánh sáng trong dải tần hẹp (so với những tần số lân cận khác). Quang phổ là kết quả của hiện tượng tán sắc ánh sáng và bạn có thể hứng, quan sát được trên màn.
Khái niệm quang phổ vạch phát xạ
Quang phổ vạch phát xạ là khái niệm để chỉ hệ thống các vạch màu (vạch màu sáng) riêng lẻ ở trên nền tối.
➤ Giải đáp thắc mắc: Quang phổ vạch hấp thụ là gì?
2. Quang phổ vạch phát xạ phát ra khi nào?
Quang phổ được phát ra bởi các vật rắn, các chất lỏng hoặc đám khí, đám hơi trong những điều kiện nhiệt độ, áp suất và cùng những kích thích kèm theo. Quang phổ vạch phát xạ được phát ra từ nguồn là những chất khí ở áp suất thấp. Khi những chất khi này được cho kích thích bằng nguồn điện hoặc nung nóng ở nhiệt độ cao đến phát sáng thì chúng sẽ phát ra quang phổ vạch phát xạ.
3. Đặc điểm của quang phổ vạch phát xạ
Mỗi loại quang phổ, dù là quang phổ liên tục, quang phổ vạch hấp thụ hay quang phổ vạch phát xạ đều có những đặc điểm, tính chất riêng biệt. Quang phổ vạch phát xạ có hai đặc điểm đặc trưng so với hai loại quang phổ còn lại như sau: Đặc điểm đầu tiên của quang phổ vạch phát xạ đó là mỗi nguyên tố có đặc điểm quang phổ đặc trưng riêng. Các nguyên tố khác nhau thì không giống nhau về số lượng của các vạch, không giống nhau về vị trí các vạch cũng như độ sáng tỉ đối các vạch. Màu sắc của các vạch sáng của quang phổ vạch phát xạ của mỗi nguyên tố cũng là duy nhất.
Tính chất thứ hai của quang phổ vạch phát xạ: mỗi nguyên tố hóa học sẽ có quang phổ đặc trưng riêng cho nguyên tố đó. Dựa vào đặc điểm này, ta cũng có thể nhận biết các chất hóa học có trong hợp chất. Ví dụ như Hydro có quang phổ vạch phát xạ gồm 4 vạch màu đỏ, lam, chàm và tím; Sodium có quang phổ vạch phát xạ gồm 3 vạch màu vàng.
➤ Xem thêm: Khái niệm và cách sử dụng quang phổ kế
4. Ứng dụng của quang phổ vạch phát xạ
Ngoài ứng dụng để xác định sự có mặt của nguyên tố có trong chất nào đó bằng cách phân tích vị trí, tỉ lệ màu sắc, độ sáng của quang phổ vạch phát xạ, nó còn có ứng dụng quan trọng trong y học.
Ứng dụng của quang phổ vạch phát xạ và các loại quang phổ khác trong y học được sử dụng trong phép phân tích phổ nguyên tử. Một phát triển gần và ứng dụng của quang phổ trong y học đó là đo phổ phát xạ của nguyên tử. Ba nguyên tố được y học sử dụng để đo sự phát xạ của nguyên tử đó là Natri, Kali và Liti. Người ta cũng dùng Natri, Kali và Liti cùng với cặp điện cực nhằm xác định bức xạ mà nhiệt độ thường không thể xảy ra sự phát xạ. Sự phát xạ của nguyên tử là cơ sở quan trọng để phân tích những tế bào kích thước 1mg/l.
Bằng các thiết bị phân tích, ta có thể xác định thành phần của một số nguyên tố có trong cơ thể như Lưu huỳnh, Sắt hay Photpho,… Sự phát triển của các thiết bị phân tích hiện đại hơn có thể cho biết các nguyên tố như Đồng, Kẽm, Nhôm hay Sắt trong máu. Điều này rất quan trọng trong việc theo dõi các đặc tính của hemoclialialyis hỗ trợ trong điều trị.
Bài viết đã chia sẻ những thông tin về quang phổ vạch phát xạ cùng một số ứng dụng trong y học. Chúng ta hoàn toàn có thể mong chờ những ứng dụng phát triển hơn từ quang phổ vạch phát xạ trong y học và các lĩnh vực khác.