Cách sử lý khi bị côn trùng bay vào mắt an toàn nhất
Trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta sẽ không tránh khỏi những lúc bị dị vật bay vào mắt, đặc biệt là các loại côn trùng. Bài viết dưới đây sẽ chỉ bạn cách sử lý khi bị côn trùng bay vào mắt như thế nào cho an toàn. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Những trường hợp thường bị côn trùng bay vào mắt
Thời tiết giao mùa chính là thời điểm sinh sản của rất nhiều loài côn trùng. Nếu lúc này bạn đi đường và không đeo kính bảo vệ thì sao nhỉ. Tất nhiên tỉ lệ bạn bị côn trùng đụng trúng mắt là cực kì cao. Và bạn nên nhớ một vài loại côn trùng có dịch thể gây bỏng rát. Việc bị côn trùng bay vào mắt sẽ cực kì nguy hiểm khi lái xe.
Khi côn trùng dính vào giác mạc của bạn. Với kết cấu cơ thể vài loài có gai nhọn, cũng như chúng sẽ giãy lên gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho giác mạc. Nếu lúc này bạn không xử lý lấy chúng ra đúng cách, bạn có thể bị viêm nhiễm giác mạc. Việc viêm nhiễm trong thời gian dài sẽ khiến bạn bị giảm thị lực và có thể bị mù.
Tìm hiểu thêm: Côn trùng bay vào tai
Như vậy chúng ta có những trường hợp côn trùng bay vào mắt như:
- Khi bạn đang tham gia chạy xe trên đường.
- Côn trùng bị thu hút bởi đèn trong nhà và bay vào.
- Đi qua khu vực có quá nhiều côn trùng.
- Khi đang ngủ bạn bị côn trùng chui vào mắt.
Tránh không nên làm gì khi côn trùng bay vào mắt
- Dụi mắt: giác mạc sẽ bị viêm nhiễm ửng đỏ do kích ứng. Nếu sử dụng lực quá mạnh sẽ gây ra những tổn thương giác mạc. Những dị vật sẽ gim sâu hơn vào trong giác mạc gây viêm nhiễm, mưng mủ hoặc mù tạm thời.
- Thổi vào mắt: trong y khoa đã khuyên tránh xa những việc này, bởi trong nước bọt của người có rất nhiều vi khuẩn khác nhau. Khi thổi vi khuẩn sẽ theo nước bọt xâm nhập vào mắt gây nhiễm trùng.
- Tự ý sử dụng thuốc: mỗi vấn đề viêm nhiễm đều cần một loại thuốc thích hợp để điều trị. Người Việt Nam thường tự ý sử dụng thuốc không cần ý kiến bác sĩ. Và khi sử dụng sai thuốc thì hậu quả thật sự rất nặng nề.
- Tự ý sử dụng lá cây: người Việt Nam thường sử dụng các bài thuốc dân gian mà không thông qua dược sĩ hay bác sĩ. Việc sử dụng lá cây để đắp hoặc uống có thể làm cho tổn thương càng ngày càng nghiêm trọng hơn.
Cách xử lý đúng khi côn trùng bay vào mắt
Khi côn trùng bay vào mắt, cách xử trí đúng là cần nhúng mắt vào một cốc nước sạch và nháy mắt liên tục để côn trùng trôi ra ngoài. Nếu cảm thấy côn trùng hay một phần của côn trùng còn trong mắt khiến mắt cộm, ngứa, đỏ, chảy nước mắt, đau nhức mắt thì cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa mắt để các bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời.
Xem thêm: Ve sầu sống được bao lâu
– Chớp mắt thật nhanh: Phản xạ chớp mắt chính là cách tốt để làm sạch mắt. Chớp mắt nhanh có thể loại bỏ được các loại côn trùng nhỏ. Nếu bị chảy nước mắt, nên để nước mắt chảy ra ngoài để loại bỏ sạch côn trùng trong mắt một cách tự nhiên.
– Dùng gạc hoặc khăn ướt: Làm ẩm một miếng gạc, hoặc miếng vải nhỏ bằng cotton với nước sạch, sau đó nhẹ nhàng chấm lên mắt để lấy côn trùng mắt kẹt trong mắt. Lưu ý không chà hoặc tạo quá nhiều lực lên giác mô của mắt, vì đây là khu vực rất nhạy cảm, có thể bị đau nếu chạm vào.
– Kéo mí mắt: Thao tác này được thực hiện cụ thể là kéo mí mắt rồi lại chớp mắt vài lần nữa, sẽ giúp lấy các dị vật nhỏ ra khỏi mí mắt, nên lặp lại quá trình nhiều lần nếu chưa lấy được dị vật.
– Dùng thuốc nhỏ mắt: Nếu côn trùng vẫn ở trong mắt sau khi chớp mắt nhiều lần, bạn có thể dùng nước muối sinh lý để nhỏ mắt giúp quá trình đẩy côn trùng ra ngoài được nhanh chóng.
Việc điều trị lấy dị vật sinh học rất nan giải. Do lông côn trùng rất nhỏ, dài, dễ gãy nên quá trình lấy dị vật ra là rất khó khăn. Nếu muốn lấy hết dị vật thì có thể làm tổn thương giác mạc trầm trọng. Trường hợp không lấy được dị vật, bệnh nhân cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh, chống viêm tích cực. Việc điều trị cần kéo dài cho đến khi quá trình viêm ổn định, để thải hết lông côn trùng.
Với bài viết này mong rằng đã cung cấp cho các bạn các thông tin cần thiết. Hãy tự bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như mọi người trong gia đình của mình. Phòng tránh côn trùng bay vào mắt sẽ giúp bạn có một đôi mắt sáng khỏe.