Trung cấp Luật ra làm gì? Cơ hội việc làm ngành Luật?

Giáo dục

Học Trung cấp Luật ra làm gì? hay Cơ hội việc làm ngành Luật như thế nào? là vấn đề nhiều thí sinh quan tâm khi tìm hiểu ngành học này. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu vấn đề trên, hãy tham khảo thông tin qua bài chia sẻ dưới đây.

1. Tìm hiểu về hệ học Trung cấp Luật

Bên cạnh chương trình đào tạo ngành Luật hệ Đại học, hệ học Trung cấp Luật cũng được nhiều thí sinh quan tâm trong những năm tuyển sinh gần đây. Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế- xã hội, nhu cầu nhân lực ngành Luật ngày càng tăng cao, đặc biệt là ngành Luật kinh tế, Luật Quốc tế…

Những chuyên gia tư vấn tuyển sinh chia sẻ: Ngành Luật tuy không phải là ngành mới, nhưng nhu cầu tuyển dụng trong ngành được chú trọng và tăng mạnh. Học ngành luật ra trường không đơn giản chỉ làm việc trong các cơ quan luật nhà nước mà có thể làm việc ở rất nhiều ngành nghề đơn vị khác nhau, nên cơ hội việc làm của sinh viên ngành luật không bao giờ thiếu.

Trung cấp Luật ra làm gì? Cơ hội việc làm ngành Luật?
Những năm gần đây, hệ Trung cấp Luật được nhiều thí sinh quan tâm

Theo đó, ngành Luật đang thu hút nhiều thí sinh quan tâm và nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển. Đặc biệt, chương trình học Trung cấp Luật được đánh giá là phù hợp với nhiều đối tượng thí sinh.

Trong quá trình đào tạo ngành Luật hệ Trung cấp, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức chuyên sâu về thực tiễn pháp luật, pháp luật kinh doanh cũng như tần tần tật những vấn đề về luật một cách tường tận.

Cùng với những kiến thức chuyên ngành, chương trình đào tạo những kĩ năng mềm cần thiết của ngành nghề như: soạn thảo hợp đồng, kĩ năng đàm phán, văn bản pháp lý,… giúp sinh viên hoàn thiện tốt kiến thức và kỹ năng chuyên môn để đáp ứng tốt yêu cầu công việc.

2. Học Trung cấp Luật ra làm gì? Cơ hội việc làm ngành Luật

Trong xã hội hiện đại ngày càng phát triển hiện nay thì có rất nhiều ngành cần đến kiến thức pháp luật vậy nên những người làm trong ngành nghề này sẽ luôn được xã hội coi trọng và công việc rộng mở.

Cụ thể như sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể ứng tuyển vào nhiều vị trí công việc tại các cơ quan sao cho phù hợp với trình độ cũng như phát huy được hết tính năng động, sáng tạo của bản thân mình: cán bộ ở các Sở Ban ngành, văn phòng luật, công ty tư vấn về luật, giảng dậy bộ môn pháp luật ở trong các trường học, doanh nghiệp…

Bên cạnh đó, sinh viên tốt nghiệp có thể làm chuyên viên luật ở các Ủy ban nhân dân phường xã, quận, huyện, tỉnh, hoặc cơ quan như: Hải quan, thuế, các cửa khẩu, sân bay, tòa hành chính, viện kiểm sát nhân dân, luật sư hoặc làm việc ở các cơ quan tư vấn pháp luật.

3. Một số ngành nghề cơ bản cho sinh viên ngành Luật

Thực tế, ngành Luật có nhiều chuyên ngành đào tạo khác nhau. Dưới đây là một số nghề nghiệp phổ biến trong ngành Luật bạn có thể tham khảo:

  • Công chứng viên
Trung cấp Luật ra làm gì? Cơ hội việc làm ngành Luật?
Nghề Công chứng viên đang đem đến nhiều cơ hội cho sinh viên ngành Luật

Vị trí công việc này ngoài bằng cấp chuyên ngành luật, nó còn đòi hỏi thêm chứng chỉ đào tạo hành nghề khác (công chứng). Khi đảm nhận vị trí công việc này, bạn cần phải có kiến thức pháp luật vững chắc, đồng thời có tinh thần trách nhiệm cao nhằm đảm bảo các công việc được hoàn thành theo đúng các trình tự pháp lý của nhà nước.

  • Kiểm soát viên

Kiểm sát viên làm việc tại Viện Kiểm sát, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và lợi ích công cộng. Vai trò của kiểm sát viên thể hiện rõ nét nhất trong lĩnh vực tội phạm hình sự. Kiểm sát viên có quyền đưa một vụ phạm pháp ra xem xét để xử lý, ra lệnh bắt giữ, tham gia điều tra vụ án, truy tố tội phạm.

  • Luật sư

Khác với thẩm phán và kiểm sát viên, luật sư hành nghề tự do, không thuộc biên chế của cơ quan Nhà nước. Luật sư không được Nhà nước trả lương mà có thu nhập từ các khoản thù lao do khách hàng trả. Để hành nghề, luật sư có thể thành lập các văn phòng luật sư hoặc công ty luật hợp danh.
Trong xu thế kinh doanh hiện đại, các doanh nhân đi đàm phán và ký kết hợp đồng cũng luôn cần luật sư đi cùng để tư vấn, đảm bảo ký kết được các hợp đồng có lợi về kinh tế và chặt chẽ về pháp lý.

  • Chấp hành viên

Chấp hành viên làm việc tại các cơ quan thi hành án dân sự. Khi toà án đã ra phán quyết mà một hoặc nhiều bên liên quan không chịu chấp hành, chấp hành viên (bằng các hình thức mà Nhà nước cho phép) buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ của mình.

Bên cạnh đó, còn có  một số nghề khác trong lĩnh vực pháp luật như:

Cố vấn pháp lý: là người cố vấn cho ban lãnh đạo cơ quan về các vấn đề chính sách, pháp luật.

Giáo viên, giảng viên luật: giỏi chuyên môn luật và có khả năng về sư phạm, bạn có thể trở thành giảng viên luật tại các trường đại học, cao đẳng hoặc giáo viên môn giáo dục công dân tại các trường phổ thông trung học.

Cán bộ nghiên cứu pháp luật: nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến luật pháp, giúp những người xây dựng pháp luật có thể viết được các đạo luật hay, phù hợp; giúp những người thi hành pháp luật áp dụng các quy định pháp luật một cách linh hoạt.

Điều tra viên: công tác trong cơ quan công an, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để khám phá ra những tình tiết của các vụ án hình sự.

>>> Tham khảo thông tin tuyển sinh Trung cấp Luật BMT 2019

Trên đây là chia sẻ về cơ hội việc làm ngành Luật. Hi vọng bài viết đã đem đến thông tin hữu ích, giúp bạn tìm hiểu thông tin ngành học đầy đủ và chính xác.

Rate this post

Related Posts