Năm ánh sáng là gì? 1 năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Một năm ánh sáng là gì? 1 năm ánh sáng bằng bao nhiêu km? Có nhiều người thường nhầm lẫn đó là đơn vị đo thời gian nhưng đây sẽ là đơn vị đo khoảng cách. Để có những thông tin giải đáp chi tiết hơn về một năm ánh sáng, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Một năm ánh sáng là gì? Vì sao sử dụng đơn vị năm ánh sáng?
Khái niệm về năm ánh sáng
Những vật thể trong vũ trụ ở rất xa trái đất của chúng ta và không thể dùng đơn vị dặm hoặc km để đo sẽ cần sử dụng đến vị đo là năm ánh sáng.
Có thể thấy rằng ánh sáng là thứ chuyển động nhanh trong vũ trụ và di chuyển với vận tốc 186.000 dặm/ giây, theo đó một năm ánh sáng là 5,88 nghìn tỉ dặm khoảng 9,46 nghìn tỷ km.
Vậy quãng đường ánh sáng đi được trong thời gian 1 năm chính là khái niệm về 1 năm ánh sáng.
Vì sao sử dụng đơn vị đo năm ánh sáng?
Đơn vị đo khoảng cách được sử dụng phổ biến là m, cm, km… Khi dùng khoảng cách về địa lý giữa các thành phố, đất nước có thể dùng đơn vị km.
Tuy nhiên nếu sử dụng đơn vị đo khoảng cách làm km dùng trong thiên văn học để đo sẽ không tiện lợi vì đơn vị đo quá nhỏ. Ví dụ đo khoảng cách ngôi sao Alpha Centauri là sao ở gần Hệ Mặt Trời nhất và cách chúng ta khoảng 40.000.000.000.000 km, có thể thấy rằng con số này quá lớn và khó để đọc, ngoài ra còn nhiều những chòm sao khác ở cách xa trái đất.
Trong khi đó các nhà khoa học đã phát hiện ra tốc độ nhanh nhất là ánh sáng, cụ thể trong một giây ánh sáng đi được khoảng cách lên đến 299.792.458 m. Trong trường hợp lấy giây ánh sáng làm đơn vị đo khoảng cách sẽ có khả năng gấp 30 vạn lần km. Tuy nhiên dùng đơn vị đo là phút ánh sáng, ngày ánh sáng trong thiên văn học để đo khoảng cách vẫn còn quá nhỏ khi đo khoảng cách giữa các hành tinh.
Chính vì vậy các nhà khoa học đã lựa chọn đơn vị đo khoảng cách là năm ánh sáng để đo khoảng cách trong vũ trụ.
1 năm ánh sáng bằng bao nhiêu km
1 năm ánh sáng là bao nhiêu km?
Vận tốc của ánh sáng đã được các nhà khoa học tính được là khoảng 300 nghìn km/s, như vậy với khoảng 1 giây ánh sáng đã có thể đi từ Trái đất đến mặt trăng hay mất khoảng hơn 8 phút để đi gần 150 triệu km từ trái đất lên đến mặt trời.
Mặc dù vận tốc của ánh sáng rất nhanh nhưng sẽ mất khá nhiều thời gian để đi đến được những ngôi sao ngay cả gần trái đất. Có những môi trường như không khí, thủy tinh, nước… sẽ làm ảnh hưởng đến vận tốc của ánh sáng. Bên cạnh đó hiện nay các nhà khoa học đang tìm hiểu một số đơn vị đo khác như tốc độ của sóng truyền thanh, tia cực tím…
Xem thêm:
Hướng dẫn quy đổi 1 năm ánh sáng sang km?
Có thể thấy rằng tốc độ ánh sáng rất nhanh và khi nhìn bằng mắt thường không thể thấy được.
Để quy đổi đơn vị của vận tốc ánh sáng từ m/s sang km/s và được kết quả là 299.792,458 km/s.
Một năm sẽ có 365,24 ngày x 24 giờ x 60 phút x 60 giây = 31.556.926 (giây).
Để tính được 1 năm ánh sáng bằng bao nhiêu km sẽ tính bằng cách:
299.792,458 km/s x 31.556.926 (giây) = 9.460.528.400.000 km (gần 9,5 nghìn tỷ km) và bằng 5.878.499.810.000 dặm (gần 5,9 nghìn tỷ dặm).
Để tính tốc độ 1 năm ánh sáng bằng bao nhiêu mét có thể lấy kết quả tính được bằng km ở trên để đổi ra đơn vị mét nhân với 1000. Vậy 1 năm ánh sáng bằng 9.460.730.472.580.800 mét (chính xác bằng).
Với những kết quả đo bằng các đơn vị đo khoảng cách như mét, dặm, km đều là những con số khổng lồ nên sẽ cần sử dụng đến đơn vị năm ánh sáng để tính khoảng cách xa ở vũ trụ.
Các đơn vị đo khoảng cách khác khi tính 1 năm ánh sáng
Một số đơn vị đo khoảng cách khác trong vũ trụ ngoài 1 năm ánh sáng như tính theo tuần, ngày, phút, tháng… tuy nhiên kết quả sẽ sử dụng đơn vị là mét thay cho km.
Các đơn vị đo như giờ, phút, ngày… chỉ áp dụng cho những hành tinh ở vị trí gần nhau như trái đất đến mặt trăng, sao mộc – sao kim… Còn đối với những ngôi sao xa nhau sẽ dùng đơn vị năm ánh sáng hoặc triệu năm, tỷ năm…
Ví dụ khi đo đám mây Oort cách trái đất khoảng từ 290 – 580 ngày ánh sáng = 41 – 82 tuần ánh sáng = 10 – 20 tháng ánh sáng.
Trong bài viết ở trên chúng tôi đã chia sẻ những thông tin giải đáp thắc mắc: Năm ánh sáng là gì? 1 năm ánh sáng bằng bao nhiêu km? Hy vọng bạn đọc có thêm nhiều thông tin cần thiết về đơn vị đo dùng đến trong thiên văn học.