Giải đáp thắc mắc: Quang phổ vạch hấp thụ là gì
Quang phổ học là bộ môn khoa học với đối tượng nghiên cứu là quang phổ, phân loại cũng như các quy luật liên hệ,.. Có ba loại quang phổ bao gồm quang phổ liên tục, quang phổ phát xạ và quang phổ vạch hấp thụ. Vậy quang phổ vạch hấp thụ là gì?
Khái niệm quang phổ vạch hấp thụ
• Khái niệm quang phổ
Quang phổ là những vạch sáng hoặc vạch tối do sự phát xạ hoặc sự hấp thụ ánh sáng. Những vạch tối hay vạch sáng này xuất hiện tạo thành một quang phổ đồng dạng, liên tục. Quang phổ được tạo ra trong một dải tần hẹp so với những tần số lân cận khác. Bạn có thể hiểu khái niệm quang phổ đơn giản đó là một dải chứa những màu sắc như cầu vồng, từ màu đỏ đến màu tím. Quang phổ được hứng trên màn và quan sát được khi có hiện tượng tán sắc ánh sáng. Quang phổ với các vạch quang phổ chứa trong nó được gọi là quang phổ vạch.
• Khái niệm quang phổ vạch hấp thụ
Trước khi tìm hiểu quang phổ vạch hấp thụ là gì, ta cần hiểu về quang phổ liên tục. Quang phổ này là dải sáng với màu liền nhau, không đứt đoạn biến đổi liên tục từ màu đỏ cho tới màu tím. Khái niệm quang phổ vạch hấp thụ dùng để chỉ loại quang phổ có chứa những vạch tối có trên nền của quang phổ liên tục.
Quang phổ vạch hấp thụ
Nguồn phát của quang phổ vạch hấp thụ
Điều kiện phát sinh quang phổ vạch hấp thụ đó là khi có ánh sáng trắng đi qua khối hơi hoặc khối khí bị nung nóng trong điều kiện nhiệt độ của khối khí hoặc khối hơi này thấp hơn nhiệt độ của ánh sáng trắng. Dựa vào điều kiện phát sinh của quang phổ vạch hấp thụ, người ta có thể tạo ra loại quang phổ này để nhận biết các nguyên tố có trong một hỗn hợp nào đó.
Các đặc điểm của quang phổ vạch hấp thụ
Cũng như các loại quang phổ khác, quang phổ vạch hấp thụ cũng có những tính chất riêng của nó. Có 3 đặc điểm nổi bật của quang phổ vạch hấp thụ. Đặc điểm đầu tiên đó là hiện tượng đảo sắc các vạch quang phổ. Trong trường hợp đã xuất hiện một quang phổ hấp thụ của đám hơi hoặc khí nào đó mà nguồn sáng trắng bị tắt thì nền quang phổ liên tục của quang phổ vạch hấp thụ trên sẽ biến mất. Đồng thời khi đó các vạch đen của quang phổ hấp thụ sẽ đảo sắc và biến thành vạch màu trong quang phổ phát xạ của đám hơi hay đám khí trên. Đây là đặc điểm khá thú vị của quang phổ vạch hấp thụ.
Đặc điểm riêng của quang phổ hấp thụ
Đặc điểm thứ hai đó là khả năng phát xạ và hấp thụ tương ứng của đám hơi hoặc khí. Ở một nhiệt độ nhất định không đổi, một đám hơi hoặc đám khí có thể phát xạ các ánh sáng đơn sắc nào thì chúng cũng có khả năng trong việc hấp thụ chính các ánh sáng đơn sắc đó. Đặc điểm tiếp theo của quang phổ vạch hấp thụ đó là tính riêng biệt. Mỗi một nguyên tố hóa học sẽ có một quang phổ vạch hấp thụ riêng và đặc trưng của nguyên tố đó. Dựa vào đặc điểm này, người ta có thể xác định các nguyên tố có trong một hợp chất hay hỗn hợp nào đó. Ứng dụng của quang phổ vạch hấp thụ.
Dựa vào tính chất riêng biệt của từng nguyên tố khi phát ra quang phổ vạch hấp thụ giúp chúng ta có thể xác định được thành phần nguyên tố của chất nào đó thông qua việc phân tích vị trí của các vạch. Ví dụ như quang phổ hấp thụ của Hydro đó là 4 vạch tối trên dải quang phổ liên tục. Ứng dụng này rất quan trọng trong vật lý và đời sống hàng ngày. Dựa vào quang phổ vạch hấp thụ, chúng ta có thể phân tích các nguyên tố hóa học có trong vật chất ở rất xa, ví dụ như mặt trời. Nhờ dùng quang phổ, chúng ta biết được mặt trời có chứa Hidro và Heli tạo ra phản ứng nhiệt hạch,..
Bài viết đã chia sẻ một số thông tin về quang phổ vạch hấp thụ như đặc điểm, điều kiện phát sinh cũng như các đặc điểm, tính chất và ứng dụng của loại quang phổ này. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong học tập và cuộc sống hàng ngày.