Tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của quang phổ phát xạ và quang phổ phát xạ nguyên tử
Không chỉ trong vật lý mà trong cuộc sống hàng ngày, quang phổ còn có tính ứng dụng rất cao. Đặc biệt là quang phổ phát xạ. Cùng tìm hiểu xem nguyên lý, ứng dụng của quang phổ phát xạ và quang phổ phát xạ nguyên tử qua bài viết hôm nay nhé!
Quang phổ phát xạ
Định nghĩa quang phổ vạch phát xạ
- Quang phổ vạch phát xạ mô tả các bước sóng của phổ điện từ phát ra bởi một vật thể chứa nhiều năng lượng;
- Quang phổ vạch phát xạ là một khái niệm dùng để chỉ những vạch màu sáng liên rẻ, ngắt quãng hứng được trên nền tối.
Nguyên lý hoạt động của quang phổ vạch phát xạ
Xem ngay: Quang phổ liên tục là gì để biết nó có đặc điểm như thế nào.
- Quang phổ vạch phát xạ có nguyên lý hoạt động khá giống với quang phổ hấp thụ cũng dựa trên việc phân tích vị trí của các vạch màu để xác định các nguyên tố hóa học;
- Thêm vào đó, Quang phổ vạch phát xạ còn dựa trên việc sáng định độ sáng để có thể ứng dụng trong y học.
Nguồn phát ra quang phổ phát xạ
- Kim loại nóng chảy, bay hơi;
- Chất khí,hơi ở áp suất thấp bị kích thích phát sáng bằng nung nóng hay phóng tia lửa điện.
Đặc điểm của quang phổ vạch phát xạ
- Quang phổ vạch phát xạ đó là mỗi nguyên tố có đặc điểm quang phổ đặc trưng riêng.Màu sắc của các vạch sáng của quang phổ vạch phát xạ của mỗi nguyên tố cũng là duy nhất;
- Mỗi nguyên tố hóa học sẽ có quang phổ đặc trưng riêng cho nguyên tố đó. Dựa vào đặc điểm này, ta cũng có thể nhận biết các chất hóa học có trong hợp chất.
Ứng dụng của quang phổ phát xạ
- Trong thiên văn học, quang phổ vạch phát xạ thường đề cập đến quang phổ của một ngôi sao, tinh vân, hoặc hành tinh bất kỳ nào khác;
- Trong hóa học, quang phổ vạch dùng để xác định các nguyên tố hóa học đã có sẵn hoặc phát hiện nguyên tố hóa học mới;
- Không chỉ có thể, quang phổ phát xạ còn rất phát triển trong y khoa.
Tính đa dạng của phổ phát xạ nguyên tử
Khi được cung cấp năng lượng để hóa hơi, nguyên tử hóa mẫu phân tích, không phải chỉ có nguyên tử tự do bị kích thích, mà có cả ion, phân tử, nhóm phân tử. Các phần tử này cũng bị kích thích và phát ra phổ phát xạ của nó. Phổ phát xạ của vật mẫu luôn bao gồm ba thành phần:
Click ngay: Quang phổ hồng ngoại để biết các ứng dụng của nó trong thực tế.
- Nhóm phổ vạch. Đó là phổ của nguyên tử và ion. Nhóm phổ vạch này của các nguyên tố hóa học hầu như thường nằm trong vùng phổ từ 190-1000nm (vùng UV-VIS). Chỉ có một vài nguyên tố á kim hay kim loại kiềm mới có một số vạch phổ nằm ngoài vùng này;
- Phổ nền liên tục. Đây là phổ của vật rắn bị đốt nóng phát ra, phổ của ánh sáng trắng và phổ do sự bức xạ riêng của điện tử. Phổ này tạo thành một nền mờ liên tục trên toàn dải phổ của mẫu, nhạt ở sóng ngắn và đậm dần về phía sóng dài. Phổ này nếu quá đậm thì cũng sẽ cản trở phép phân tích;
- Nhóm phổ đám. Đó là phổ phát xạ của các phân tử và nhóm phân tử. Ví dụ phổ của phân tử MeO, CO và nhóm phân tử CN. Các đám phổ này xuất hiện thường có một đầu đậm và một đầu nhạt. Đầu đậm ở phía sóng dài và nhạt ở phía sóng ngắn. Trong vùng tử ngoại thì phổ này xuất hiện rất yếu và nhiều khi không thấy. Nhưng trong vùng khả kiến thì xuất hiện rất đậm, và làm khó khăn cho phép phân tích quang phổ vì nhiều vạch phân tích của các nguyên tố khác bị các đám phổ này che lấp.
Hy vọng qua bài viết này, chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về quang phổ phát xạ và quang phổ phát xạ nguyên tử.